Cổ tức và cách tính giá điều chỉnh của một cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền
Cổ tức là gì?
Cổ tức là cách doanh nghiệp phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động được vốn đầu tư từ cổ đông.
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào cổ phiếu đều quan tâm đến 2 yếu tố sau khi đầu tư:
· Cổ tức (Dividend)
· Chênh lệch giá mua-bán (Capital Gain)
Có 3 hình thức để doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông:
· Cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend)
· Mua lại cổ phiếu (Stock buyback – Share repurchases)
· Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)
1. Cổ tức tiền mặt (Cash Dividend)
Là cách công ty trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp đến cổ đông.
Một lưu ý khi xem xét yếu tố cổ tức tiền mặt là tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout ratio). Ví dụ: Tỷ lệ Payout ratio là 30%, có nghĩa công ty làm ra lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS – Earning per share) là 10 đồng thì công ty sẽ chi trả 3 đồng cổ tức, 7 đồng còn lại công ty sẽ giữ lại và phân bổ vào phần lợi nhuận còn lại chưa phân phối (Retained earnings).
Tuy nhiên, ở riêng thị trường Việt Nam, chúng ta cần lưu ý khi công ty công bố tỷ lệ chi trả cổ tức, thì tỷ lệ chi trả cổ tức này dựa trên mệnh giá cổ phiếu (một cổ phiếu có mệnh giá niêm yết theo quy định của luật là 10.000 đồng). Như vậy, dù tỷ lệ cổ tức chi trả rất cao, khi đọc báo hoặc theo dõi thông tin thị trường, các bạn có thể thấy tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cực kỳ cao, có khi lên đến 50%, 60% hoặc 200% như trường hợp CTCP Kinh Đô (Cổ phiếu KDC) khi chia cổ tức khủng với tỷ lệ 200% bằng tiền mặt. Có nghĩa là nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu sẽ được chia thêm 20.000/cổ phiếu.
Ưu điểm của việc trả cổ tức tiền mặt:
Nhược điểm của việc trả cổ tức tiền mặt:
2. Mua lại cổ phiếu (Stock buyback – Share repurchases)
Là hình thức công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt thì sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu trên thị trường.
Hình thức mua lại cổ phiếu thường diễn ra lúc thị trường có dấu hiệu suy yếu, giá cổ phiếu tụt giảm. Việc mua lại cổ phiếu thường được công ty tiến hành cao hơn thị giá, do đó giúp nhà đầu tư có lợi khi bán lại cổ phiếu để nhận “cổ tức” từ công ty.
Đây cũng là cách hỗ trợ tăng giá cổ phiếu công ty trong ngắn hạn. Việc mua lại cổ phiếu ở giá cao hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ công ty muốn ám chỉ cho thị trường là giá cổ phiếu đang bị giao dịch thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi. Số lượng cổ phiếu mua lại làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding Shares), làm EPS tăng lên. Nếu chỉ số P/E trước khi công ty mua lại cổ phiếu không đổi, do EPS tăng do đó thị giá cổ phiếu cũng tăng theo.
3. Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)
Là cách công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu thì sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông.
3.1. Công ty tài trợ cổ tức bằng cổ phiếu từ đâu?
Công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu từ các nguồn sau:
· Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Retained Earnings).
· Các quỹ dự phòng doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển (Investment & Development fund).
· Thặng dư vốn cổ phần (Share premiums).
Nhà đầu tư cần lưu ý, việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở hữu (Shareholder’s equity), và tỷ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong công ty không đổi (do cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm).
3.2. Công ty được và mất gì khi trả cổ tức bằng cổ phiếu?
3.3. Phân biệt cổ tức bằng cổ phiếu với chia tách cổ phiếu và cổ phiếu thưởng:
Về nguyên tắc, dù công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Dividend) hay chia tách cổ phiếu (Stock Split), giá trị vốn chủ sở hữu không đổi. Tuy nhiên:
· Trả cổ tức bằng cổ phiếu: có sự dịch chuyển qua lại giữa các tài khoản con trong vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: quỹ đầu tư phát triển tài trợ cho nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì quỹ này sẽ giảm một phần đúng bằng phần tăng thêm ở vốn điều lệ công ty.
· Chia tách cổ phiếu: không làm ảnh hưởng đến bất kỳ khoản nào trên vốn chủ sở hữu.
· Cổ phiếu thưởng dành cho nhân viên, như các chương trình ESOP mua cổ phiếu ưu đãi dành cho nhân viên, ví dụ: mua ở mệnh giá so với mức giá cao của thị giá. Do đó, công ty không tài trợ cho cổ phiếu thưởng dạng này (ngoại trừ bán ưu đãi thêm cổ phần mới).
· Cổ phiếu thưởng dành cho cổ đông hiện hữu, đây chính là cổ tức bằng cổ phiếu mà công ty dành cho cổ đông. Công ty tài trợ bằng nguồn lực công ty, cổ đông không phải bỏ thêm tiền mà vẫn tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ trong công ty (nhưng tỷ lệ sở hữu không đổi).
4. Ngày GDKHQ (Ngày giao dịch không hưởng quyền) là gì? Ngày ĐKCC (ngày đăng ký cuối cùng), ngày chốt danh sách, ngày thanh toán là gì? Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ?
4.1. Khái niệm:
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…
Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính là “ngày đăng ký cuối cùng”, là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Quy định hiện nay, bắt đầu từ 1/1/2016, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày, ở đây được hiểu là 2 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 2 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 1 ngày trước ngày đăng ký sở hữu (đăng ký cuối cùng) sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.
Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.
Ngày thanh toán là ngày cổ tức bằng tiền mặt (hoặc bằng cổ phiếu) sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.
4.2. Các ký hiệu giao dịch không hưởng quyền:
Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, trên bảng điện tử sẽ xuất hiện các ký hiệu giao dịch tương ứng như sau:
4.3. Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ:
Trong đó:
Ví dụ:
Cổ phiếu VCB vào ngày 7/1/2016 có giá 30.000 đồng. Ngày 8/1/2016 là ngày GDKHQ của cổ phiếu VCB với các quyền sau:
· Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: 100:15 (tương đương 15% hay 1.500 đồng)
· Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng: 100:10 (tương đương 10%)
· Phát hành thêm theo tỷ lệ: 100:20 giá 10.000 đồng
Do vậy, giá cổ phiếu VCB vào ngày GDKHQ 8/1/2015 được tính như sau:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận