Có tiền tệ kỹ thuật số, nhưng tại sao chúng ta vẫn cần tiền mã hóa?
Lo ngại về riêng tư chính là lý do vì sao tiền mã hóa vẫn có chỗ đứng trong một thế giới mà các nước đang nỗ lực triển khai tiền tệ kỹ thuật số
Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc dự kiến sẽ có màn “chào sân” toàn cầu trong tuần này, khi các vận động viên và người nước ngoài ở Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh có thể sử dụng lần đầu tiên. Mọi người có thể tiếp cận đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số trên điện thoại, nhưng khác với các ứng dụng thanh toán khác, đây là phiên bản kỹ thuật số của đồng Nhân dân tệ, được phát hành bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Đồng tiền này vốn đã được sử dụng thí điểm ở các thành phố Trung Quốc và đạt giá trị giao dịch khoảng 8 tỷ USD trong nửa cuối năm 2021. Nỗ lực của Trung Quốc cũng đã lan sang các nước khác trong việc xây dựng đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Theo Hội đồng Atlantic, đã có gần 90 nước, chiếm 90% GDP toàn cầu, đã có kế hoạch nghiên cứu CBDC.
Một số người cho rằng CBDC sẽ khiến nhu cầu tiền mã hóa tiêu tan. Nhưng sau tất cả, có bao nhiêu đồng tiền kỹ thuật số mà chúng ta thật sự cần? Thực tế là sự trỗi dậy của CBDC lại làm nổi bật hơn tầm quan trọng của các loại tiền mã hóa phi tập trung, vốn khá riêng tư và không bị kiểm soát bởi bất cứ chính phủ nào.
Dù CBDC của Trung Quốc khá ấn tượng và có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng riêng tư không phải là một trong số đó. Thực tế đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số lại giúp chính phủ có tầm nhìn tốt hơn khi xem xét các giao dịch tài chính của các công dân nước này.
Bạn sẽ không cần phải có mộ ID để thanh toán các khoản nhỏ. Yaya Fanusie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh nước Mỹ mới cho biết chính phủ có khả năng truy vết các giao dịch, chỉ là họ có muốn hay không.
Trung Quốc vốn đã có một hệ thống thanh toán điện tử phức tạp, dẫn đầu bởi WeChat Pay và Alipay. Các công ty vốn đã thu thập hàng chục dữ liệu tài chính riêng tư, nhưng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ khiến dữ liệu thậm chí giúp chính phủ dễ tiếp cận hơn. Fanusie cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể tới các công ty thanh toán và lấy dữ liệu, nhưng với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, họ không cần phải làm thêm các bước nữa vì họ có quyền truy cập vào dữ liệu đó. Ông cho rằng với CBDC, chính phủ thậm chí còn không cần phải dùng đến “ngón tay”, mà “tự dữ liệu sẽ tới với họ”.
CBDC không chỉ dễ theo dõi, và cũng có thể được lập trình. Ví dụ, sau một thảm họa t hiên nhiên, chính phủ có thể gửi tiền kỹ thuật số tới các công dân của mình để mua thực phẩm và thuốc men, nhưng không phải là cồn. Điều này có nghĩa là chính phủ sẽ có khả năng quyết định ai được tiếp cận tiền kỹ thuật số.
Ông Fanusie cho biết với trường hợp của Trung Quốc, “sẽ rất dễ cho ngân hàng trung ương trong việc tắt ví của người mà họ muốn tắ, vì các vấn đề chính trị hoặc cuộc chiến chống tội phạm”.
Vẫn còn quá sớm để biết chính sách các CBDC sẽ được triển khai ra sao, nhưng quan ngại đang lớn tới mức mà Hạ Nghị sĩ Mỹ Tom Emmer đã viện dẫn các vấn đề bảo mật trong dự luật mà ông đề xuất, trong đó cấm FED phát hành CBDC trực tiếp tới các cá nhân.
Trong khi đó, tiền ảo cung cấp một các nền tiếp cận khác hẳn. Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới, được giới thiệu vào năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính. Đồng tiền này được quảng cáo là một dạng thức khác của tiền mà độc lập với ngân hàng hoặc chính phủ. Các giao dịch Bitcoin được lưu trữ dưới dạng sổ cái phi tập trung, còn được gọi là blockchain.
Một trong những lợi thế chính của Bitcoin là không chính phủ nào có thể ngăn bạn nhận hoặc bán Bitcoin, cũng không chính phủ nào có thể dừng hoạt động mạng lưới này. Bitcoin cũng là một hình thức tiền riêng tư khác. Một số người tới với tiền ảo chỉ đơn giản vì họ tin rằng ngay cả các giao dịch hoàn hảo về mặt pháp lý cũng cần có các sự bảo vệ quyền riêng tư cơ bản.
Một số người lập luận rằng Bitcoin không đủ riêng tư, khi tất cả các giao dịch tiền ảo đều được ghi nhận công khai trên các blockchain. Dù vậy, đính kèm một đia chỉ Bitcoin với một định danh cá nhân có thật ngoài đời sẽ mất rất nhiều công đoạn. Các chính phủ và cơ quan gián điệp sẽ cần phải tốn nhiều thời gian, kỹ năng hoặc công nghệ để phân tích dữ liệu blockchain. Trong khi đó, CBDC như đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc, lại được thiết kế để giúp chính phủ dễ theo dõi hơn.
Các nhà phát triển hiện đang tăng cường xây dựng bảo mật cho Bitcoin. Các đồng tiền mã hóa khác cũng như vậy, và chúng ta nhiều khả năng sẽ chứng kiến thêm đổi mới về mặt quyền riêng tư.
Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, cuối cùng có thể trở thành một hình thức thanh toán chính. “Dù tôi có ủng hộ đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số hay không, thì người ra quyết định cũng không phải là tôi”, Victor Gao, giáo sư tại Đại học Soochow của Trung Quốc. “Nếu tôi ở lại Trung Quốc, và là một công dân toàn cầu, tôi nghĩ làn sóng dùng CBDC sẽ chỉ là sớm hay muộn. Tôi không thể chống lại xu hướng này”.
Một số quốc gia khác, trong đó có Mỹ, có thể có khả năng chống lại đà triển khai CBDC. Nhưng các đồng tiền kỹ thuật số được chính phủ ủng hộ cũng không nên được quá tôn sùng. Các loại tiền ảo vẫn cần được xem là một hình thức tiền kỹ thuật số độc lập và riêng tư, trong một thế giới mà chính phủ ngày càng dễ theo dõi và kiểm soát các giao dịch.
Theo CNN
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận