Cơ sở nào để lãi suất có thể giảm thêm?
Với động thái của nhà điều hành trong thời gian gần đây, các tổ chức cũng cho rằng khả năng NHNN đã bước đầu đảo chiều trong chính sách tiền tệ, chuyển sang xu hướng nới lỏng hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nói chung và giới doanh nghiệp nói riêng, cũng như hạn chế rủi ro cho chính hoạt động của ngành ngân hàng mà có thể sẽ tăng lên trong môi trường lãi suất cao.
Dự báo có thể giảm thêm
Sau 2 đợt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa cuối tháng 3, hiệu ứng lan tỏa đã trở nên rõ rệt hơn, thể hiện qua mặt bằng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã có những bước giảm khá mạnh. Cụ thể so với giữa tháng 3, thời điểm NHNN chưa hạ lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1-5 tháng bình quân của các ngân hàng đã giảm 0.49%, kỳ hạn từ 6 tháng trở lên giảm từ 0.32-0.35%.
Nếu so với cuối năm 2022, thời điểm mặt bằng lãi suất đang ở đỉnh cao, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 1-5 tháng bình quân của các ngân hàng đã giảm 0.51%, đặc biệt kỳ hạn từ 6 -12 tháng giảm gần 0.7% và kỳ hạn từ 13 tháng trở lên giảm gần 0.8%. Diễn biến này cho thấy xu hướng lãi suất từ đầu năm đến nay đã được kéo giảm mạnh mẽ như thế nào. Có thể nói đợt tăng lãi suất đột ngột trong quý 4 năm 2022 chỉ diễn ra mang tính nhất thời, trước quá nhiều áp lực từ cả thị trường quốc tế lẫn những biến động bất ngờ trong nước.
Dù đã trải qua các đợt giảm mạnh như thế, hiện vẫn có không ít dự báo tin rằng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới. Đây là diễn biến nằm ngoài mong đợi của giới phân tích, khi trước đó hầu hết đều tin rằng mặt bằng lãi suất trong nước chỉ có thể ổn định và đi xuống sớm nhất từ nửa cuối năm 2023, sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đơn cử như ngân hàng UOB mới đây tiếp tục cho rằng NHNN có thể giảm tổng cộng 100 điểm cơ bản trong quý 2/2023. Điều này có nghĩa lãi suất tái cấp vốn có thể giảm thêm 50 điểm nữa trước thời điểm cuối quý 2. Ngoài ra, NHNN có thể tiến hành thêm những đợt cắt giảm lãi suất khác một cách thận trọng và cân nhắc đến chỉ số giá cả trong nước và diễn biến tăng trưởng trên toàn cầu.
Với động thái của nhà điều hành trong thời gian gần đây, các tổ chức cũng cho rằng khả năng NHNN đã bước đầu đảo chiều trong chính sách tiền tệ, chuyển sang xu hướng nới lỏng hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nói chung và giới doanh nghiệp nói riêng, cũng như hạn chế rủi ro cho chính hoạt động của ngành ngân hàng mà có thể sẽ tăng lên trong môi trường lãi suất cao.
Cơ sở nào?
Đầu tiên là khả năng Fed sẽ dừng lại lộ trình nâng lãi suất với chỉ còn một lần tăng nữa có thể diễn ra trong cuộc họp tháng 5 tới, đúng như dự báo trước đây. Dữ liệu kinh tế công bố mới đây cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của nước này chỉ tăng 0.1% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự báo tăng 0.2% so với tháng trước và 5.1% so với cùng kỳ.
Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới đang hạ nhiệt, củng cố cho khả năng kết thúc chính sách thắt chặt của Fed, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng nước này đang vật lộn với những khó khăng thanh khoản và đối mặt với các rủi ro trong môi trường lãi suất tăng quá nhanh và quá cao trong thời gian qua.
Đáng lưu ý lượng tiền đồng trong nền kinh tế không chỉ được bơm thêm từ việc mua ngoại tệ của NHNN mà còn từ chính sác mở rộng tài khóa của Chính phủ qua việc thúc đẩy đầu tư công, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Trong bối cảnh tăng trưởng quý 1 vừa qua bất ngờ lao dốc, với năng lực đầu tư suy yếu từ cả khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư của Chính phủ đang là động lực chính cho tăng trưởng năm nay.
Việc ngân hàng trung ương (NHTW) lớn nhất thế giới ngừng tăng lãi suất tất yếu vừa giúp giảm áp lực lên chính sách điều hành lãi suất cũng như thị trường ngoại hối của các nền kinh tế còn lại. Chỉ số USD Index chỉ trong 2 ngày 11 và 12-4 vừa qua đã tiếp tục giảm hơn 1.1%, nâng mức giảm từ ngày 08-3 - thời điểm các thông tin về sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank được công bố, đến nay lên xấp xỉ 4.2%.
Điều này đã giúp tỷ giá USD/VNĐ trong nước giảm nhanh trở lại trong thời gian gần đây, tạo điều kiện cho NHNN mua ròng ngoại tệ trở lại để gia tăng dự trữ ngoại hối. Theo dữ liệu được chia sẻ mới đây từ người đứng đầu NHNN, cơ quan này đã mua ròng 4 tỷ USD trong quý 1 đầu năm nay, tức đã bơm ra xấp xỉ 93,800 tỷ đồng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đã giúp kéo mặt bằng lãi suất đi xuống trong 3 tháng đầu năm.
Với dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định trong trong năm nay khi đồng USD trên thị trường quốc tế dường như đã đạt đỉnh, NHNN thời gian tới có thể tiếp tục mua ròng ngoại tệ, hỗ trợ thanh khoản tiền đồng cho hệ thống. Thực tế dự báo của một số tổ chức cũng tin rằng nhà điều hành sẽ nâng dự trữ ngoại hối lên trở lại mốc hơn 100 tỷ USD trong năm nay.
Đáng lưu ý lượng tiền đồng trong nền kinh tế không chỉ được bơm thêm từ việc mua ngoại tệ của NHNN mà còn từ chính sác mở rộng tài khóa của Chính phủ qua việc thúc đẩy đầu tư công, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Trong bối cảnh tăng trưởng quý 1 vừa qua bất ngờ lao dốc, với năng lực đầu tư suy yếu từ cả khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư của Chính phủ đang là động lực chính cho tăng trưởng năm nay.
Cuối cùng, với tăng trưởng tín dụng chậm lại khi nhu cầu vay vốn giảm, do hoạt động của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chìm trong muôn vàn khó khăn nên không có kế hoạch mở rộng đầu tư thêm, còn các ngân hàng cũng e ngại rủi ro trong nền kinh tế nên cũng kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng hơn, do đó cũng không nhất thiết phải tăng cường huy động vốn bằng mọi giá.
Số liệu công bố cho thấy tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đến hết quý 1 chỉ đạt 2.06%, chưa đến một nửa mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái. Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn bị kiểm soát chặt chẽ, các ngân hàng cũng không thể đẩy mạnh giải ngân vốn đầu ra vào kênh đầu tư này như giai đoạn trước.
Ngoài ra, với trách nhiệm phải triển khai các gói cho vay ưu đãi theo các chương trình, định hướng của Chính phủ và NHNN, mới đây nhất là gói cho vay mua nhà ở xã hội lên đến 120,000 tỷ đồng với lãi suất 8.2%/ năm dành cho người mua nhà và 8.7%/năm đối với chủ đầu tư dự án, các ngân hàng càng có động lực phải kéo giảm chi phí vốn đầu vào thông qua việc giảm lãi suất tiền gửi để đảm bảo vẫn có khả năng sinh lời khi triển khai các chương trình này. Trong khi đó, NHNN gần đây cũng có văn bản đốc thúc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% trong thời gian còn lại của năm nay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận