Cổ phiếu VIG chuyển sang diện bị cảnh báo kể từ ngày 25/03
Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu VIG của CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (HNX: VIG) sẽ được chuyển từ diện kiểm soát về diện cảnh báo kể từ ngày 25/03.
Nguyên nhân là do VIG đã có lãi trở lại trong năm 2021, tuy nhiên Công ty vẫn còn lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2021.
Cụ thể, năm 2021, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam xác lập kỷ lục về cả thanh khoản lẫn về điểm số, VIG ghi nhận doanh thu hoạt động tăng trưởng hơn 84% so với năm 2020, lên gần 12 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới đạt 10.5 tỷ đồng, gấp 3.2 lần năm trước.
Sau khi trừ các loại chi phí, VIG báo lãi sau thuế hơn 1.4 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lỗ hơn 3 tỷ đồng. Dù đã có lãi trở lại nhưng số lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2021 của VIG vẫn ghi nhận hơn 167 tỷ đồng.
Ở phần ý kiến kiểm toán trong BCTC kiểm toán 2021, dù chấp nhận toàn phần nhưng đơn vị kiểm toán cũng đưa ra một số vấn đề cần nhấn mạnh đối với BCTC của VIG.
Cụ thể, đơn vị kiểm toán đưa ra lưu ý về việc Công ty đang đặt cọc cho CTCP Vàng Lộc Xuân số tiền 110 tỷ đồng với mục đích cọc mua bất động sản làm văn phòng Công ty. Tại thời điểm 31/12/2021, hợp đồng đặt cọc giữa 2 bên tiếp tục được gia hạn, CTCP Vàng Lộc Xuân cũng đã ký kết các biên bản bảo lãnh với VIG với giá trị tài sản được bảo lãnh là 146 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với số lỗ lũy kế hơn 167 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021, đơn vị kiểm toán cho rằng việc này cho thấy có yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của VIG. Dù vậy, BCTC của Công ty vẫn được lập trên cơ sở giả định về hoạt động liên tục.
Còn với tình hình nợ vay, VIG đang có khoản nợ đối với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội (Handico). Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính nên VIG chưa thể thanh toán khaonr nợ này. Phía Handico đã gửi công văn yêu cầu VIG trả toàn bộ khoản nợ này, nếu không, Công ty này sẽ yếu cầu thủ tục đối với VIG. Do đó, đơn vị kiểm toán đưa ra lưu ý về khả năng VIG đối mặt với kiện cáo trong thời gian tới.
Sau năm 2021 tương đối khả quan, VIG trình ĐHĐCĐ thường niên 2022 kế hoạch kinh doanh với những con số đầy tham vọng. Theo đó, VIG kỳ vọng doanh thu có thể đạt 220 tỷ đồng và lãi trước thuế 20 tỷ đồng, lần lượt gấp gần 19 lần và hơn 14 lần so với kết quả đạt được trong năm 2021.
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của VIG Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022 |
Nhằm thực hiện kế hoạch trên, VIG hướng đến tăng tỷ trọng thị phần môi giới cũng như đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phát triển mảng tư vấn đầu tư trở thành mũi nhọn để thu hút khách hàng.
Trên thị trường, sau khi dao động quanh vùng đỉnh lịch sử 16,000 đồng/cp trong suốt tháng 12/2021, giá cổ phiếu VIG hiện đang tích lũy trong vùng 14,000 đồng/cp, kèm với đó là thanh khoản ở mức trung bình với bình quân 887,328 cp/ngày.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận