menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Tiểu Mạnh

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?

Kết quả kinh doanh báo lỗ gần 2 tỷ đồng ở quý 1/2019 nhưng thị giá cổ phiếu lại bật tăng 635% trong 6 tháng đầu năm là câu chuyện diễn ra tại CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (HNX: VCR).

Tăng 635% chỉ trong 6 tháng

Nếu nhà đầu tư quan tâm đến rổ cổ phiếu bất động sản thì sẽ không khỏi nghi ngại về biến động bất thường của cổ phiếu VCR trong thời gian qua khi cổ phiếu này tăng từ 5,100 đồng/cp lên 15,100 đồng/cp sau 13 phiên kịch trần liên tục từ ngày 03-25/03/2019.

Điều gì khiến một cổ phiếu đã nằm lẹt đẹt dưới vùng giá 4,000 đồng/cp ít nhất 3 năm trời bỗng vọt lên trên 31,000 đồng/cp, tương ứng mức tăng 635% chỉ trong 6 tháng?

Thông thường, khi một cổ phiếu nào đó tăng giá đột biến sẽ “kích thích” nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ khi kết quả kinh doanh tăng trưởng sẽ là chất xúc tác chính đẩy giá cổ phiếu. Vậy những gì diễn ra ở cổ phiếu VCR có khớp với lẽ thông thường này?

Biến động giá cổ phiếu VCR từ năm 2015 đến nay

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?
Nguồn: VietstockFinance

Màn ra mắt suôn sẻ

VCR chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 10/05/2010 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập khi đó bao gồm: Tổng CTCP Vinaconex (VCG), Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) và CTCP Chứng khoán Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam (Agriseco). Trong đó, VCG là công ty mẹ của VCR.

Cơ cấu cổ đông của VCR

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?

Nguồn: Bản cáo bạch và Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2019

Năm lên sàn HNX cũng là thời điểm VCR cho ra mắt dự án khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà (Cát Bà Amatina) và cũng chính là “nguồn sống duy nhất” của VCR cho đến thời điểm hiện tại. Sở dĩ nói như vậy vì chỉ duy nhất dự án này mang lại doanh thu cho VCR và đồng thời là tài sản để đơn vị này huy động vốn.

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?

Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina. Nguồn: Website VCR

Trong năm đầu tiên khi mới niêm yết (2010), VCR đạt 155 tỷ đồng doanh thu và báo lãi ròng gần 61 tỷ đồng. Nguồn thu trong năm này chủ yếu từ bất động sản (hơn 135 tỷ đồng) và doanh thu khách sạn (hơn 17 tỷ đồng).

Chi tiết hơn về danh mục khách sạn, VCR nhận toàn bộ tài sản khách sạn Holiday View từ công ty mẹ VCG vào ngày 01/01/2010 với tổng giá trị tài sản nhận bàn giao gần 63 tỷ đồng. Trong đó, VCG góp vốn bằng tài sản gần 31 tỷ đồng và VCG nhận nợ với công ty mẹ một phần giá trị khách sạn hơn 32 tỷ đồng.

Một lẽ tất nhiên là tiền mặt của VCR tăng đáng kể từ hơn 5 tỷ đồng ở năm 2009 lên gần 63 tỷ đồng vào năm 2010, mang về kết quả khởi đầu “rủng rỉnh” cho VCR.

Hứng con sóng dữ đầu tiên 2012 - 2014

Bước sang năm 2011, lợi nhuận của VCR bắt đầu lao mạnh về 16 tỷ đồng do giảm mạnh nguồn thu bất động sản. Đồng thời, lượng tiền mặt cũng giảm đột biến xuống còn 2.8 tỷ đồng và mở đầu cho thời kỳ thiếu hụt của VCR.

Tính đến ngày 31/12/2011, hàng tồn kho của VCR ghi nhận hơn 405 tỷ đồng, hầu hết là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các công trình/hạng mục công trình thuộc dự án khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà. Trong khi đó, VCR đã sử dụng tài sản hình thành từ dự án này để đảm bảo cho khoản vay ở Agribank.

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?

Hai năm tiếp theo, tức 2012 và 2013, VCR lần lượt báo lỗ 41 tỷ đồng và lỗ 35 tỷ đồng. Các chi phí tăng cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay đã ăn đứt dòng thu của VCR trong giai đoạn này.

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?

Thêm vào đó, cũng bắt đầu từ năm 2012 trở về sau, trong cơ cấu nợ ngắn hạn của VCR, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng trên 30%.Hai năm tiếp theo, tức 2012 và 2013, VCR lần lượt báo lỗ 41 tỷ đồng và lỗ 35 tỷ đồng. Các chi phí tăng cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay đã ăn đứt dòng thu của VCR trong giai đoạn này.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giai đoạn 2009 - Q1/2019. Đvt: Tỷ đồng

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ra, hàng tồn kho của VCR trong 3 năm (2012 - 2013) ghi nhận mức cao nhất kể từ khi niêm yết cho đến nay. Tuy nhiên kể từ sau năm 2014, VCR hoàn toàn sạch hàng tồn kho.Tại BCTC kiểm toán 2014, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam - đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với số tiền hơn 19 tỷ đồng vốn hóa chi phí đi vay. Theo đơn vị kiểm toán, năm 2014 VCR triển khai dự án Cát Bà Amatina và đã thực hiện việc vốn hóa toàn bộ chi phí đi vay phát sinh trong năm vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang là chưa phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án. Trước đó vào năm 2013, VCR tạm ngưng việc vốn hóa chi phí đi vay dự án Cát Bà Amatina do dự án này bị gián đoạn.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009 - Q1/2019. Đvt: Tỷ đồng

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ra, hàng tồn kho của VCR trong 3 năm (2012 - 2013) ghi nhận mức cao nhất kể từ khi niêm yết cho đến nay. Tuy nhiên kể từ sau năm 2014, VCR hoàn toàn sạch hàng tồn kho.

Hàng tồn kho giai đoạn 2009 - Q1/2019. Đvt: Tỷ đồng

Cổ phiếu VCR có gì hấp dẫn mà lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu?
Nguồn: VietstockFinance

VCR có thoát khỏi án hủy niêm yết một lần nữa?

Kết quả kinh doanh của VCR có thể nói đã kinh qua một con sóng dữ vào năm 2014 và đang phải đối mặt với con sóng dữ này một lần nữa.

Như đã đề cập ở trên, hoạt động kinh doanh của VCR đến nay chủ yếu là từ dự án Cát Bà Amatina, đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi đó, vị trí của dự án này thuộc khu vực miền Bắc nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, tức không khai thác được quanh năm với hiệu suất cao.

Một rủi ro khác là vào đầu năm 2017, UBND TP. Hải Phòng ra quyết định thu hồi đất dự án Cát Bà Amatina khiến dự án này ngừng hoạt động, ngay lập tức tác động đến nguồn thu và lợi nhuận của VCR.

Do vậy, trong 2 năm liền 2017 và 2018, VCR lần lượt báo lỗ 16 tỷ đồng và lỗ 11 tỷ đồng. Lỗ lũy kế của Công ty tính đến ngày 31/12/2018 gần 81 tỷ đồng.

Mặc dù vấn đề pháp lý của dự án đã được “mở” trở lại nhưng không làm thay đổi cục diện kết quả kinh doanh của VCR. Hiện nay, VCR đang thiếu vốn để thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn và thực hiện dự án.

Sau khi UBND TP. Hải Phòng hủy bỏ quyết định thu hồi đất, VCR cần nộp ngay số tiền sử dụng đất theo thông báo của Chi cục thuế huyện Cát Hải với số tiền hơn 284 tỷ đồng để tránh rủi ro có thể tiếp tục bị thu hồi dự án do không nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, VCR không có nguồn vốn để nộp ngay số tiền sử dụng đất này. Do vậy trong năm 2019, VCR sẽ xin giảm tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất và phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ để cân đối dòng tiền.

VCR dự kiến phát hành tối đa 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ trong năm 2019 để thực hiện dự án Cát Bà Amatina. Trái phiếu này có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất năm đầu tiên là 11% và những năm sau không thấp hơn 11%. Giá chuyển đổi là 10,000 đồng/cp và không thay đổi trong suốt kỳ hạn trái phiếu. Tỷ lệ thực hiện là 1:10, tức mỗi trái phiếu được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu.

Theo kịch bản VCR đưa ra cho năm 2019, doanh thu dự kiến hơn 26 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.8 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2019, VCR dường như không hoạt động khi BCTC quý 1 không ghi nhận doanh thu, giá vốn và chi phí bán hàng. Liệu rằng kỳ tích có lặp lại đối với VCR vào 3 quý cuối năm để đưa đơn vị này thoát khỏi án hủy niêm yết như giai đoạn 2012 – 2014?

Tính đến ngày 31/03/2019, Công ty có khoản nợ đến hạn chưa thanh toán gần 50 tỷ đồng, được hạch toán vào khoản phải trả người bán (văn phòng Tổng Công ty, CTCP Xây dựng Số 1 và CTCP Tư vấn Xây dựng Vinaconex). Riêng khoản mục các loại thuế phải nộp khác đã hơn 133 tỷ đồng.

Tiền mặt của VCR tính đến cuối kỳ kế toán quý 1/2019 chỉ còn 11 triệu đồng nhưng các khoản tương đương tiền hơn 6 tỷ đồng. VCR vẫn còn mắc kẹt công nợ tại các lô biệt thự BT4, B2-B3 đã ký hợp đồng với khách hàng từ năm 2009 - 2010.

Mới đây vào ngày 27/06/2019, VCR công bố phương án bán 760,000 cp quỹ để bổ sung vốn lưu động. Thời gian giao dịch dự kiến trong vòng 30 ngày kể từ ngày được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

02/03/2017: UBND huyện Cát Hải ra thông báo “Tạm dừng triển khai xây dựng mới các công trình thuộc dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi ranh giới khảo sát đề xuất đầu tư của CTCP Tập đoàn Mặt trời trên địa bàn huyện Cát Hải”. Trong đó có dự án Khu đô thị Du lịch Cái Giá do VCR làm chủ đầu tư và một số văn bản khác yêu cầu Công ty dừng các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại các dự án.
25/10/2017: UBND TP. Hải Phòng ra quyết định “Thu hồi một phần đất thuộc dự án Khu đô thị Du lịch Cái Giá tại thị trấn Cát Bà, xã Trân Châu, huyện Cát Hải do Vinaconex-ITC quản lý để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý”.
05/11/2018: UBND TP. Hải Phòng hủy bỏ quyết định “thu hồi đất do Vinaconex-ITC đang quản lý tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải”.

Câu chuyện cổ tức

Với con số lãi 61 tỷ đồng trong năm 2010, VCR lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền 15% thế nhưng thời gian thực hiện đến ngày 29/06/2012. Theo ghi nhận tại tài liệu ĐHĐCĐ 2014, VCR còn nợ cổ tức 2010 với số tiền gần 53 tỷ đồng và phải trả vào ngày 31/03/2014.

Tính đến thời điểm hiện tại, VCR vẫn chưa thanh toán cổ tức từ năm 2010. Lần gần đây nhất, VCR dời ngày thanh toán đến 30/03/2020. Nguyên nhân của những lần điều chỉnh do Công ty chưa cân đối được nguồn vốn.

Lỗ lũy kế, thiếu tiền để đầu tư và đối mặt với các khoản nợ là nhưng vấn đề VCR phải đối mặt hiện nay. Vậy thì quay lại câu chuyện biến động giá cổ phiếu lúc đầu, điều gì đã đẩy một cổ phiếu đứng trước bờ vực bị hủy niêm yết bắt buộc đã tăng gần 635% trong 6 tháng đầu năm?

Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà là dự án Khu phức hợp Nghỉ dưỡng Du thuyền Cát Bà Amatina tại huyện Cát Hải, Hải Phòng. Dự án này có diện tích xây dựng hơn 172 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1.2 tỷ USD do chính VCR làm chủ đầu tư.

Quy mô dự án bao gồm: 7 khu resort, 800 biệt thự, 2 bến du thuyền, 1 bến tàu du lịch, 1 trung tâm hội nghị quốc tế, 1 khu thương mại dịch vụ quốc tế, 1 khu thể dục thể thao, 6 khách sạn 5 sao và các khu dịch vụ giải trí đa chức năng.

Theo dự kiến ban đầu, Cát Bà Amatina sẽ mang lại gần 4,427 tỷ đồng doanh thu và 1,359 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho VCR. Trong cơ cấu doanh thu dự án, doanh thu từ biệt thự vào khoảng 2,329 tỷ đồng, đất ở cao tầng 82 tỷ đồng và khách sạn dịch vụ 2,016 tỷ đồng.

Tiến độ triển khai dự án Cát Bà Amatina trong năm 2019:

- Q1/2019: Thuê đơn vị tư vấn

- Q2/2019: Nộp tiền sử dụng đất

- Q3/2019: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500

- Q4/2019: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư dự án
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại