Cổ phiếu tăng giảm hoàn không hề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty phát hành
Trên thực tế, giá cổ phiếu tăng giảm hoàn không hề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty phát hành. Đôi khi, công ty vẫn kinh doanh tốt, nội tại doanh nghiệp không có vấn đề gì nhưng cổ phiếu vẫn bị đè ra bán khiến giá đi ngang hoặc đi xuống.
Một số người nghĩ lãnh đạo công ty luôn muốn giá cổ phiếu của công ty cao. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn.
Cái mà chủ tịch HĐQT nắm giữ thực tế là công ty, thông qua số cổ phần mà họ nắm. Họ biết giá cổ phiếu lên xuống mỗi ngày. Vì thế họ chỉ quan tâm đến nội tại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Lãnh đạo công ty không phải là người buôn cổ phiếu.
Có thể lãnh đạo còn muốn giá cổ phiếu ở mức thấp để họ có thể tranh thủ mua vào, gia tăng lượng cổ phần.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu bắt buộc phải tăng cao trong một vài trường hợp nhất định.
(1) Các cổ đông thoái vốn. Quỹ khi mua cổ phiếu đầu tư vào một công ty sẽ phải mua với số lượng rất lớn để có đủ tiếng nói trong HĐQT. Lúc bán ra, Quỹ bán một lượng lớn sẽ tạo ra nguồn cung lớn. Nếu ở mức giá thấp cộng thêm lượng cung lớn sẽ khiến cổ phiếu đi xuống nhiều. Họ phải cần giá cao để bán dần, giá có thể đi xuống nhưng trung bình giá vẫn ở mức cao.
(2) Bán vốn. Khi công ty muốn tăng lượng vốn chủ sở hữu lên thông qua việc bán cổ phiếu giá ưu đãi.
Trước khi bán vốn, công ty sẽ lên kế hoạch, quan trọng nhất lượng tiền công ty muốn thu được. Để có được lượng tiền đó thì công ty phải bán cổ phiếu mới với một mức giá nhất định. Dĩ nhiên là mức giá phải thấp hơn (nhiều) mức giá mà họ có thể bán số lượng cổ phiếu mới mua thì đống cổ phiếu đó mới ĐỦ HẤP DẪN để người ta gom tiền mua. Người ta mua nhiều thì công ty mới có thể tăng vốn đúng kế hoạch.
Trong trường hợp VND, công ty chào bán cho cổ đông hiện hữu tỉ lệ 1:1. VND muốn thu được 3.100 tỷ với số lượng cổ phiếu chào bán là 214.514.678 cổ phiếu. Vì thế mỗi cổ phiếu phải bán được với giá 14.500 đồng. Vậy thì mức giá sau ngày GDKHQ bắt buộc phải cao hơn (nhiều) so với mức giá chào bán cổ phiếu. Mình nghĩ tầm 35.000 đồng.
Cổ phiếu sau khi đăng ký mua đâu có liền mà phải một thời gian sau mới về tài khoản và bán được. Riêng VND thì làm một công đôi chuyện =))
(3) Thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu vay nợ, trong trái phiếu có điều khoản option cho người nắm giữ trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu được quy đổi trên 1 trái phiếu dựa theo mức giá được quy đinh trong trái phiếu.
Case gần đây nhất là Novaland. Ngày 27/4/2018 Novaland phát hành 1200 trái phiếu giá $200.000/TP. Mỗi TP được option đổi thành 75.910 CP theo mức giá 60.000 đồng. Dĩ nhiên là ai đã đổi thành cổ phiếu thì đến khi đáo hạn Novaland không cần trả nợ gốc cho người đó.
Vì thế để người nắm TP muốn chuyển đổi thành CP thì giá cổ phiếu phải cao hơn nhiều 60.000 đồng khi họ chuyển đổi.
Gửi đến các anh/chị để giúp các mọi người có cái nhìn sâu hơn về Thị trường chứng khoán :D
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận