Cổ phiếu phòng thủ là gì và những điều cần biết
Cổ phiếu phòng thủ giảm được rủi ro trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt với giai đoạn thị trường biến động mạnh và lạm phát tăng cao. Loại cổ phiếu này có lợi nhuận tương đối ổn định nên được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi mới tham gia vào thị trường. Vậy bạn đã biết loại cổ phiếu này là gì chưa? Và đặc điểm nhận diện của cổ phiếu này như thế nào?
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là các cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà người tiêu dùng khó có khả năng cắt giảm vì sự thiết yếu của nó. Nhóm cổ phiếu này mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình thị trường chứng khoán có biến động như thế nào.
Dù tình trạng kinh tế, xã hội có diễn biến tốt hay xấu như thế nào thì nhu cầu sử dụng của người dùng vẫn khó giảm sút. Vì vậy, những cổ phiếu này vẫn sẽ duy trì tốt kết quả kinh doanh.
Trên thế giới, cổ phiếu phòng thủ thuộc về những công ty lâu đời như P&G (Procter & Gamble), Coca-Cola, Johnson & Johnson,… nhờ vào dòng tiền chảy vào doanh nghiệp mạnh, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhiều nhà đầu tư ưa chuộng những cổ phiếu này do tiềm năng lợi nhuận dài và rủi ro thấp hơn so với những loại khác.
Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ
Cổ phiếu phòng thủ hoạt động dựa trên Fear and Greed Index (chỉ số sợ hãi và tham lam), thể hiện càng rõ nét trong thời kỳ khó khăn. Hiểu một cách đơn giản là lòng tham và sự sợ hãi có thể thúc đẩy cả thị trường.
Giữa bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, nhóm cổ phiếu này có thể giải quyết được lòng tham bằng việc đem đến lợi nhuận cao hơn mức có thể. Điều này cũng sẽ giảm thiểu sự sợ hãi vì loại cổ phiếu này không có tính rủi ro cao. Vì vậy, nếu dấu hiệu suy thoái có xảy ra, các nhà đầu tư “bảo chứng” tài sản của mình bằng việc dịch chuyển dòng tiền sang cổ phiếu phòng thủ.
Một số đặc điểm nhận diện của các cổ phiếu này là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp vì đã có dòng tiền dồi dào và lịch sử chi trả cổ tức ổn định. Cùng với đó, chỉ số beta (thể hiện sự tương quan giữa biến động giá và chỉ số chung) của các cổ phiếu thuộc nhóm này thấp hơn so với toàn thị trường.
Với lợi thế tăng trưởng mạnh hơn những mã khác, cổ phiếu phòng thủ luôn được nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian thị trường biến động khó lường. Tuy nhiên ở những giai đoạn mở rộng kinh doanh, chúng có xu hướng hoạt động thấp hơn so với mặt bằng thị trường bởi hệ số mức độ rủi ro thấp, thường nhỏ hơn 1.
Ví dụ như mã cổ phiếu TRA có hệ số Beta là -0,26. Chỉ số này < 0 có nghĩa cổ phiếu biến động ngược với thị trường, thường tăng khi thị trường giảm. Nếu thị trường tăng lên 2% thì TRA sẽ giảm -0,52%, ngược lại nếu thị trường giảm 2% thì mã cổ phiếu này sẽ tăng lên 0,52%.
Ba chỉ số xác định cổ phiếu phòng thủ
Để xác định đâu là mã cổ phiếu phòng thủ, bạn có thể dựa vào 3 chỉ số sau:
Cổ tức: Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu phòng thủ thường chi trả cổ tức cho nhà đầu tư đều đặn qua từng năm. Nếu doanh nghiệp không trả cổ tức bằng tiền mặt thì sẽ trả bằng cổ phiếu. Trường hợp, nếu trả cổ tức đồng thời bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, thì tiền mặt sẽ chiếm phần hơn.
Chỉ số Beta: Đây là chỉ số cho biết sự ổn định, ít biến động của cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số bắt buộc phải có là Beta < 1.
Chỉ số P/E: Đây là chỉ số phản ánh giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Do vậy, chỉ số này dùng để định giá cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số P/E thường sẽ thấp hơn so với những cổ phiếu khác.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận