menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
El Chapo Pro

Cổ phiếu phòng thủ là gì? Chọn cổ phiếu phòng thủ nửa cuối năm 2022 còn tiềm năng không?

Cổ phiếu phòng thủ giảm được rủi ro trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt với giai đoạn thị trường biến động mạnh và lạm phát tăng cao. Loại cổ phiếu này có lợi nhuận tương đối ổn định nên được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi mới tham gia vào thị trường. Vậy bạn đã biết loại cổ phiếu này là gì chưa? Và đặc điểm nhận diện của cổ phiếu này như thế nào?

Cổ phiếu phòng thủ là gì?

Cổ phiếu phòng thủ là các cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà người tiêu dùng khó có khả năng cắt giảm vì sự thiết yếu của nó. Nhóm cổ phiếu này mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình thị trường chứng khoán có biến động như thế nào.

Dù tình trạng kinh tế, xã hội có diễn biến tốt hay xấu như thế nào thì nhu cầu sử dụng của người dùng vẫn khó giảm sút. Vì vậy, những cổ phiếu này vẫn sẽ duy trì tốt kết quả kinh doanh.

Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ hoạt động dựa trên Fear and Greed Index (chỉ số sợ hãi và tham lam), thể hiện càng rõ nét trong thời kỳ khó khăn. Hiểu một cách đơn giản là lòng tham và sự sợ hãi có thể thúc đẩy cả thị trường.

Giữa bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, nhóm cổ phiếu này có thể giải quyết được lòng tham bằng việc đem đến lợi nhuận cao hơn mức có thể. Điều này cũng sẽ giảm thiểu sự sợ hãi vì loại cổ phiếu này không có tính rủi ro cao. Vì vậy, nếu dấu hiệu suy thoái có xảy ra, các nhà đầu tư “bảo chứng” tài sản của mình bằng việc dịch chuyển dòng tiền sang cổ phiếu phòng thủ.

Một số đặc điểm nhận diện của các cổ phiếu này là sử dụng tỷ lệ đòn bẩy thấp vì đã có dòng tiền dồi dào và lịch sử chi trả cổ tức ổn định. Cùng với đó, chỉ số beta (thể hiện sự tương quan giữa biến động giá và chỉ số chung) của các cổ phiếu thuộc nhóm này thấp hơn so với toàn thị trường.

Với lợi thế tăng trưởng mạnh hơn những mã khác, cổ phiếu phòng thủ luôn được nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian thị trường biến động khó lường. Tuy nhiên ở những giai đoạn mở rộng kinh doanh, chúng có xu hướng hoạt động thấp hơn so với mặt bằng thị trường bởi hệ số mức độ rủi ro thấp, thường nhỏ hơn 1.

Ba chỉ số xác định cổ phiếu phòng thủ

Để xác định đâu là mã cổ phiếu phòng thủ, bạn có thể dựa vào 3 chỉ số sau:

Cổ tức: Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu phòng thủ thường chi trả cổ tức cho nhà đầu tư đều đặn qua từng năm. Nếu doanh nghiệp không trả cổ tức bằng tiền mặt thì sẽ trả bằng cổ phiếu. Trường hợp, nếu trả cổ tức đồng thời bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, thì tiền mặt sẽ chiếm phần hơn.
Chỉ số Beta: Đây là chỉ số cho biết sự ổn định, ít biến động của cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số bắt buộc phải có là Beta < 1.
Chỉ số P/E: Đây là chỉ số phản ánh giá thị trường với thu nhập trên một cổ phiếu. Do vậy, chỉ số này dùng để định giá cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ thì chỉ số P/E thường sẽ thấp hơn so với những cổ phiếu khác.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến tại Việt Nam

Trên thế giới, nhiều nhà đầu tư đã “phất” lên nhanh chóng nhờ đã chọn cổ phiếu phòng thủ để phân bổ trong danh mục của mình, nổi bật là Warren Buffett. Vậy nhóm cổ phiếu này phổ biến tại Việt Nam thường thuộc nhóm ngành nào?

Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu

Các công ty phân phối sản xuất ngành hàng tiêu dùng thiết yếu thường thuộc nhóm phòng thủ. Những doanh nghiệp này có thể tạo ra dòng tiền và thu nhập ổn định cũng như có thể dự đoán trước được trong các nền kinh tế mạnh và yếu.

Nhóm này bao gồm hàng hóa như: thực phẩm, nước uống, đồ dùng cho phụ nữ, thuốc lá,… Đây là những mặt hàng không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ và sự biến động của một nền kinh tế. Do đó, đây chính là một trong ba cái tên được nhắc đến trong nhóm cổ phiếu phòng thủ mà nổi bật là SAB, VNM, DHG.

Cổ phiếu ngành y tế

Các cổ phiếu phòng thủ thường thuộc về các ông ty dược phẩm lớn và nhà sản xuất thiết bị y tế. Trong mọi nền kinh tế như thế nào thì sẽ luôn có những người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe. Vừa qua trong đại dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng, suy thoái nhưng ngành y tế vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh.

Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng các cổ phiếu ngành y tế có tính phòng thủ cao. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng tăng từ những loại thuốc mới và sự không chắc chắn về sự quy định giá thuốc cũng đã làm giảm tính ổn định của chúng. Một số cổ phiếu phòng thủ nổi trội là IMP, TRA.

Ngành sản xuất và phân phối điện nước, khí đốt

Hàng hoá luôn được tiêu thụ trong mọi giai đoạn của bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào. Các cổ phiếu thuộc ngành này được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ với tính ổn định cao. Bởi vì chúng ta luôn dùng điện và khí đốt trong sinh hoạt trong mọi chu kỳ kinh tế, kinh doanh. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm thì các công ty này cũng được hưởng lợi nhiều nhất. Một số “gương mặt” nổi bật là NT2, TDM, PPC, POW…

Nhận định cổ phiếu phòng thủ nửa cuối năm 2022 tiềm năng không?

Những biến động mạnh của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua đã khiến các nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu trở nên khó khăn hơn.

Dù chưa kết thúc quý III năm 2022 tuy nhiên bức tranh hoạt động kinh doanh đã có sự phân hóa rõ giữa các nhóm ngành. Nhóm cổ phiếu phòng thủ liên quan đến hàng hóa thiết yếu, thủy điện, nhiệt điện, phân phối gas có sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với các nhóm khác như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán,…

Những nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn nhóm cổ phiếu này vì chúng có nền tảng tăng trưởng ổn định. Đồng thời nhóm cổ phiếu phòng thủ cũng chưa tăng giá quá nhiều trong vòng hai năm qua trở lại đây.

Vì vậy những ngành thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ có khả năng tăng trưởng trong nhiều năm tiếp theo. Khi nắm giữ cổ phiếu các công ty này, nhà đầu tư sẽ thấy các biến động ngắn hạn của thị trường sẽ ít hơn nhiều.

Thị trường chứng khoán Việt Nam Năm nay gặp nhiều biến động. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên trong năm 2022 đến ngày 08/09 các chỉ số VN-Index giảm HNX-Index và UPCoM-Index đều giảm.

Trong khi đó thì một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ lại đang “lội ngược dòng” để tăng trưởng. Có thể thấy rằng những cổ phiếu này đang chuyển từ trạng thái phòng thủ sang tấn công.

Như vậy qua bài viết trên chúng ta thấy được điểm chính của cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong một nền kinh tế. Đây là một trong những cổ phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về loại cổ phiếu này để từ đó để bổ sung những cổ phiếu tiềm năng trong danh mục đầu tư của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
El Chapo Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

7 Yêu thích
4 Bình luận 10 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại