menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Thu.

Cổ phiếu phân bón khó bứt phá trong năm 2023?

Nhận định về triển vọng các doanh nghiệp phân bón, đa số các công ty chứng khoán đều nhận định việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều trở ngại...

Về triển vọng các doanh nghiệp phân bón, đa số các công ty chứng khoán đều nhận định việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều trở ngại do giá các loại vật tư nông nghiệp hiện vẫn đang duy trì ở mức cao so với thời điểm trước COVID-19, trong bối cảnh cầu tiêu thụ suy yếu.

Nhận định về triển vọng kinh doanh của nhóm doanh nghiệp phân bón đang niêm yết, các chuyên gia KBSV đưa ra 2 yếu tố. Đầu tiên là yếu tố thời tiết trong nửa đầu năm 2023 được dự báo sẽ thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Hiện tượng La Nina, dù đang có xu hướng yếu đi, sẽ tiếp tục kéo dài trong vài tháng tới trước khi bước vào giai đoạn trung tính và giúp cho lượng mưa tại khu vực đồng bằng Bắc bộ cao hơn từ 5-10%, khu vực Nam bộ cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.

Thế nhưng, phía ngược lại, yếu tố thứ 2 là thị trường tiêu thụ lại không ủng hộ ngành phân bón. Cụ thể, trước những biến động do tình hình chính trị bất ổn trên thế giới cộng với nhu cầu tiêu thụ suy yếu do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, việc kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nông sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo dự phóng của Bloomberg, giá ngô, đậu nành và gạo được dự báo giảm lần lượt 6,8%, 11,8% và 8,7% trong năm nay, trước khi tiếp tục xu hướng giảm trong giai đoạn 2024-2026. Trong khi đó, giá lúa mỳ sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trước dự báo thu hoạch lúa mỳ tiếp tục giảm trên 50% so với 2022 do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukarine.

Ngoài 2 yếu tố trên, theo KBSV, việc kinh doanh phân bón theo đó cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại do giá các loại vật tư nông nghiệp hiện vẫn đang duy trì ở mức cao so với thời điểm trước Covid-19 trong bối cảnh cầu tiêu thụ suy yếu.

Mặc dù giá phân Ure và DAP đã giảm lần lượt 65% và 38% từ vùng đỉnh thiết lập hồi tháng 4/2022, giá các mặt hàng phân bón hiện vẫn đang cao hơn từ 30-60% so với mặt bằng giá giai đoạn 2018-2019.

Như vậy, trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng gia tăng trở lại sau khi Trung Quốc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu, giá các phân bón được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2023 trước khi thiết lập một mặt bằng giá cân bằng hơn.

Với Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), dự báo các doanh nghiệp phân bón sẽ đối mặt với áp lực tăng trưởng âm do nền so sánh cao trong năm 2022. BSC cho rằng giá urê năm 2023 sẽ chịu áp lực giảm do nguồn cung tăng đến từ việc Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu urê từ Ấn Độ giảm do quốc gia này tăng cường sản xuất urê nội địa. Sau cùng, biên lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có thể sẽ thu hẹp so với mức nền cao của 2022.

Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI - SSI Research cũng có góc nhìn không khả quan đối với ngành phân bón trong năm nay. Đơn vị phân tích nhận định giá dầu có xu hướng giảm và sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu có thể tăng khi Nga, Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu, gây áp lực giảm giá ure và lợi nhuận trong năm 2023.

Tính đến thời điểm cuối tháng 2, đã có 3 doanh nghiệp sản xuất phân bón công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 là DPM, DCM và Công ty CP Phân bón Bình Điền (BFC). Trước diễn biến ảm đạm và triển vọng kém tích cực của giá phân bón, các doanh nghiệp trên đều đặt kế hoạch với doanh thu đi lùi sau 1 năm bùng nổ.

Cụ thể, trong năm 2023, DPM đặt kế hoạch 17.372 tỷ đồng doanh thu và 2.250 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 6,7% và 59,7% so với cùng kỳ. Tương tự, DCM đặt mục tiêu 13.458 tỷ đồng doanh thu và 1.383 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2023, tương đương với mức giảm 15,5% và 67,6%.

Còn đối với BFC, kế hoạch kinh doanh có phần tích cực hơn so với các doanh nghiệp phân đạm với doanh thu giảm 12,9% về mức 7.476 tỷ đồng, nhưng mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 23%.

Sau khi trải qua 2 nhịp điều chỉnh sâu vào tháng 7 và tháng 9 năm ngoái, hệ số P/E của các doanh nghiệp phân đạm hiện đã rơi về vùng định giá tương đối thấp, như: DPM (2,4x) và DCM (3x). So với trung bình ngành là 5,6x, trong khi các doanh nghiệp phân bón có vốn hoá vừa và nhỏ vẫn đang ở mức tương đối cao như NFC (8x) và BFC (7,3x).

Theo KBSV, mức giá hiện tại của DPM và DCM được giao dịch ở mức phù hợp sau khi đánh giá triển vọng ngành phân bón nói chung và tăng trưởng lợi nhuận của từng doanh nghiệp nói riêng. Do đó, KBSV đưa ra đánh giá trung lập đối với triển vọng của cổ phiếu ngành phân bón trong năm 2023.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
6 Yêu thích
7 Bình luận 9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại