24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hoàng Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu ngân hàng đứng lên dẫn đầu "sóng" thị trường Việt Nam

Covid-19 mạnh, cổ phiếu ngân hàng còn mạnh hơn.

Trong những phiên vừa qua khi thông tin về dịch Covid-19 tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư, thì nhóm ngân hàng vững chãi với vai trò trụ cột nâng đỡ thị trường. 

Sức mạnh thực tại từ bên trong

Ngành ngân hàng đang có những chuyển biến rất tốt về nội tại của họ khi cho thấy nhiều số liệu tích cực. Tổng thể nhóm ngân hàng hiện đang có vốn hoá lớn nhất thị trường với tính toán sơ bộ chiếm khoảng 30% vốn hóa thị trường. Mức định giá P/B trung bình của ngành hiện khoảng 1,8x. Những Ngân hàng chiếm CASA cao nhất trong nhóm như Techcombank, MBB, Vietcombank,…đều có mức CASA 30% trở lên.

Ngoài ra, ROA trung bình của ngành hiện khoảng 1,2%, ROE cải thiện đáng kể ở khoảng 14%, NIM trung bình khoảng 0,9%, các độ bao phủ nợ xấu, tăng trưởng lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đều có mức tăng trưởng rất tốt.

Kết quả kinh doanh vượt trội so với các nhóm ngành còn lại

Về kết quả kinh doanh, có thể thấy nhóm ngân hàng gần như tương đồng với ngành Vật liệu hay ngành BĐS khi tăng trưởng 50% - 100% hoặc thậm chí 200% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng kỳ năm ngoái chứng kiến một yếu tố mùa vụ là sự bùng nổ dịch Covid -19 và các ngân hàng phải gia tăng trích lập dự phòng, nhờ những thông tư từ NHNN mới có thể giảm thiểu mức thua lỗ. Tới bây giờ khi bình thường trở lại thì lợi nhuận Q1 năm nay "bung" mạnh và gấp lên vài lần cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, vấn đề trọng yếu cần quan tâm là tốc độ và nền tảng lợi nhuận này có bền vững không thì tôi xin trả lời là sẽ bền vững, dựa trên các số liệu thống kê trong bảng tổng quát số liệu ngân hàng bên dưới.

Giai đoạn xử lý nợ xấu đã qua đi

Nếu xét trong quá khứ 10 năm trước, vào khoảng 2011 - 2012 là lúc ngành ngân hàng gặp muôn vàn khó khăn, chúng ta chứng kiến sự "ngã ngựa" của những ông chủ vang bóng một thời vướng vòng lao lý, đó chính là giai đoạn mấu chốt, sống còn cho việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu,...Xử lý nợ xấu thực ra là câu chuyện tổng hoà nhiều yếu tố từ tái cơ cấu quản trị, sự giúp đỡ về thanh khoản của NHNN, cơ cấu vĩ mô của nền kinh tế,...và nó giúp giai đoạn tái cấu trúc đặc biệt nhất của ngành ngân hàng trong 6-7 năm qua thành công.

Tới bây giờ, khi đại dịch Covid-19 quay lại, thì sự giúp đỡ của Chính phủ và NHNN rất rõ ràng. Và nợ xấu này tôi vẫn đánh giá là one-off (một lần) và kể cả khi đại dịch bùng phát lần 4 như hiện nay thì kinh nghiệm xử lý của Chính phủ cũng như việc trích lập, thích nghi với tình hình này của nhóm ngân hàng đã rất tốt, nên câu chuyện nợ xấu phát sinh bởi đại dịch này sẽ không trọng yếu bằng câu chuyện nợ xấu của 10 năm trước. Đó là lý do tôi nói "đã qua giai đoạn xử lý nợ xấu".

Sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh trạng thái "bình thường mới" của đại dịch

Quốc gia của chúng ta được nhận định là thuần về sản xuất và xuất khẩu, vậy sẽ nảy sinh ra câu chuyện "nghiện vốn". Chúng ta phải vay nợ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, xuất khẩu,...Vậy khi thị trường phục hồi, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao, rõ ràng ngành hưởng lợi trực tiếp đầu tiên chính là ngành ngân hàng.

Đó là lý do có sự luỹ kế, khi tăng trưởng tín dụng nếu nợ xấu ít thì nó được phản ánh thẳng vào lợi nhuận. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh, khi kinh tế phục hồi, nhu cầu tín dụng tăng thì ngành ngânhàng sẽ tiếp tục duy trì nền tảng thu nhập và lợi nhuận thuận lợi trong không chỉ một vài tháng vì bánh xe kinh tế vĩ mô là cả một chu kỳ 5 - 10 - 15 năm.

Mở rộng thêm ở ý thứ 4 này là sự chủ động của các Ngân hàng khi các hệ số NIM vẫn cho thấy sự tăng trưởng rất rõ. Lúc lãi suất giảm, đầu vào cũng giảm rất nhanh (gửi 5-7 tỷ từ 8-9% chỉ còn 4-5%), chúng ta thấy những kỷ lục top down về huy động tiết kiệm, tuy nhiên đầu ra chỉ giảm nhỏ giọt, đây là sự chủ động khi nền kinh tế có nhu cầu vốn nhiều. Tới bây giờ lãi suất lại tăng rất rõ khi nhu cầu tín dụng tăng, có nghĩa các ngân hàng cũng chủ động cho cả chiều lên khi nhích từ từ lãi đầu vào nhưng tăng đầu ra đáng kể 0,25-0,5%. Do vậy, chúng ta thấy NIM của nhóm ngành này nhất là những ngân hàng có lợi thế về thương hiệu, mạng lưới, hệ thống,…vẫn sẽ duy trì ở mức rất cao.

Thu hút nhà đầu tư F0 bởi độ nhận diện thương hiệu

Hiện nay sự tăng trưởng của nhóm nhà đầu tư F0 trên thị trường đang rất rõ ràng, vậy nên sự phổ dụng và lan toả của nhóm ngân hàng chính là một lợi điểm cho nhóm này.

Nhóm nhà đầu tư F0 đang dẫn dắt cuộc chơi khi mà các quỹ đầu tư lớn, các bài báo từ Bloomberg,...đều khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn mà nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò then chốt. Họ cân đối, hấp thụ tất cả lực chốt lời từ ngoại khối, nội khối nhất là tổ chức tự doanh,...và thị trường duy trì thanh khoản ở mức 800 triệu - 1 tỷ đô mỗi phiên nhờ "lực lượng F0" này.

Thương hiệu của các ngân hàng được lan toả tới nhà đầu tư mới rất nhiều từ dẫn động của truyền thông, đội ngũ môi giới, đội ngũ tư vấn,...với mindset định vị đây là "cổ phiếu vua", không khó để dẫn đến trăm nẻo đều đổ về nhóm ngân hàng này. Và nó cũng giải thích cho luận điểm đầu tiên là tại sao volume của nhóm này lúc nào cũng cao vượt top thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả