Cổ phiếu nào là động lực chính của VN-Index trong tháng 4?
VHM là mã ảnh hưởngtiêu cực nhất đến VN-INDEX, ghi nhận mức giảm 19% kể từ đầu tháng 4.
Tất cả các ngành đều giảm điểm trong tháng 4
Xây dựng giảm 25,0% sv đầu tháng, trở thành ngành giảm mạnh nhất trong T4/22 do lo ngại về giá vật liệu xây dựng tăng làm giảm biên lợi nhuận gộp. Dầu khí giảm 22,0% sv đầu tháng do giá dầu thô điều chỉnh giảm. Các ngành kém khả quan khác là Thép (-12,8% sv đầu tháng), Bất động sản (-14,8% sv đầu tháng), Hóa chất (-15,8% sv đầu tháng), Vật liệu xây dựng (-19,3% sv đầu tháng), Ô tô (-21,0% sv đầu tháng) và Chứng khoán (-21,0 % sv đầu tháng).
Các nhóm ngành phòng thủ, bao gồm thực phẩm đồ uống, cung cấp nước và khí đốt, bảo hiểm, dịch vụ y tế, điện có mức giảm nhẹ hơn so với mức trung bình của thị trường. Lĩnh vực bán lẻ giảm 4,6% sv đầu tháng mặc dù triển vọng kinh doanh cải thiện nhờ tiêu thụ nội địa phục hồi. Du lịch & giải trí, bao gồm cả cổ phiếu hàng không, giảm 10,4% sv đầu tháng bất chấp sự phục hồi ấn tượng của hoạt động hàng không và du lịch trong hai tháng qua
DGC là động lực chính của VN-INDEX trong tháng 4
DGC (+36% sv đầu tháng) hỗ trợ nhiều nhất cho VN-INDEX trong tháng 4/2022, tiếp theo là NVL (+6% sv đầu tháng), FPT (+11% sv đầu tháng), MWG (+7% sv đầu tháng) và VHC (+16% sv đầu tháng). Top 10 động lực chỉ số khác bao gồm IDI (+51% sv đầu tháng), DPM (+8% sv đầu tháng), FRT (+17% sv đầu tháng), CTR (+15% sv đầu tháng) và OGC (+37% sv đầu tháng).
Ngược lại, VHM trở thành mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-INDEX, ghi nhận mức giảm 19% kể từ đầu tháng 4. Các mã khác bao gồm BID (-18% sv đầu tháng), TCB (-19% sv đầu tháng), HPG (- 14% sv đầu tháng) CTG (-17% sv đầu tháng), GVR (-20% sv đầu tháng), MBB (-18% sv đầu tháng), PLX (-25% sv đầu tháng), SHB (-29% sv đầu tháng) và DIG (-35% sv đầu tháng).
Khối ngoại mua ròng mạnh trong tháng 4
Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay sang mua ròng với giá trị 3.439 tỷ đồng trong tháng 4 (tại thời điểm 25/04/2022), so với giá trị bán ròng 3.646 tỷ đồng tháng 3. 43,6% tổng giá trị được đóng góp bởi giao dịch thỏa thuận của MWG với 1.498 tỷ đồng. Việc nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy họ vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những quý tới và định giá thị trường đã trở lại mức hấp dẫn.
Trong 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 3.176 tỷ đồng (-77,5% svck)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận