Cổ phiếu điện khí có tiềm năng ra sao trong năm 2022?
Năng lượng tái tạo nhận được sự quan tâm rất lớn do tính chất sạch và tiềm năng tăng trưởng công suất lớn của nước ta. Tuy nhiên, do tính không ổn định và hệ số công suất thấp do phụ thuộc vào thời tiết nên việc phát triển thêm nguồn điện nền như điện khí là điều cần thiết để hỗ trợ hệ thống điện một cách đầy đủ.
ĐIỆN KHÍ SẼ PHỤC HỒI TỪ MỨC NỀN THẤP
Đánh giá riêng về nhóm điện khí, theo VnDirect, điện khí sẽ phục hồi từ mức nền thấp năm 2022 trở đi.
Giá dầu Brent ghi nhận xu hướng tăng từ năm 2020 và vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào năm 2022 do ảnh hưởng địa chính trị của xung đột Ukraine - Nga. Do giá khí trong nước Việt Nam được neo theo giá dầu Singapore Platts và biến động cùng chiều với giá dầu Brent, các nhà máy điện khí lớn ở Việt Nam, bao gồm Nhơn Trạch 2 (750MW) và cụm nhà máy Phú Mỹ (2.540MW) đều đã ghi nhận mức giá khí tăng tương ứng.
Cụ thể, giá khí NT2 đã tăng 66% so với cùng kỳ từ 5,9USD/triệu BTU trong ngày 21 tháng 3 lên 9,8USD/triệu BTU trong tháng 3/2022. Phú Mỹ cũng ghi nhận xu hướng tương tự khi giá khí tăng mạnh từ 5,5USD/triệu BTU lên 9,3USD/triệu BTU (+69%).
Giá khí tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động sản lượng điện khí do giá bán bình quân (ASP) tăng đột biến, đặc biệt trong bối cảnh phụ tải điện thấp trong thời gian cách ly nghiêm ngặt vào nửa cuối năm 2021 khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, hạn chế đi mức tiêu thụ điện khi hoạt động sản xuất kinh doanh ảm đạm đặc biệt là ở khu vực phía Nam.
Tuy nhiên, sản lượng điện khí đã ghi nhận sự phục hồi mạnh trong Q1/22 mặc dù giá bán bình quân đã tăng 20% so với cùng kỳ trong Q1/2022, cụ thể, tổng sản lượng điện khí tăng 1,7% và cao hơn 40% so với Quý 4/20221.
Lý giải cho giá khí tăng nhưng giá bán bình quân giảm từ Q3/21 đến Q1/22, do nửa cuối năm 2021, một số nhà máy điện khí ghi nhận sản lượng huy động rất thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của nhà máy và phải bù đắp bằng giá bán bình quân cao hơn (có thời điểm đạt 2.500-3.000đồng/kWh).
Tuy nhiên, trong Q1/22, một số nhà máy điện khí ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ từ mức sản lượng khiêm tốn trong nửa cuối năm 2021, bao gồm cụm Phú Mỹ, Nhơn Trạch 1&2 và Cà Mau 1&2, làm tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy do sản lượng tiêu thụ điện tăng 7,8% so với cùng kỳ trong Q1/22, giúp cho các nhà máy ghi nhận sản lượng huy động cao hơn.
Trong Q1/22, Bộ công thương (MOIT) thông báo về tình trạng thiếu than cho các nhà máy điện, và cảnh báo về rủi ro hiện hữu thiếu điện phục vụ nhu cầu mùa hè. Do đó, các chỉ thị khẩn cấp về huy động nguồn bổ sung 3.700MW các nguồn điện khác, trong đó 1.200MW từ điện khí, đã góp phần trợ giúp cho kết quả tích cực của nguồn điện này.
CỔ PHIẾU NÀO TIỀM NĂNG?
VnDirect tin vào sự phục hồi của các doanh nghiệp điện khí trong năm 2022 sau khi trải qua một năm 2021 ảm đạm trên cơ sở dự báo giá dầu Brent sẽ ổn định lại ở mức 95-85 USD/thùng trong năm 2022-23, giải tỏa áp lực tiếp tục tăng cho giá khí.
Sản lượng tiêu thụ điện được dự báo sẽ tăng mạnh đặc biệt là trong mùa hè sắp tới, và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng sẽ đạt mức kế hoạch 8,9% sau 2 năm ghi nhận tăng trưởng thấp. Bên cạnh đó, những dự báo về rủi ro thiếu điện sẽ là lý do cộng hưởng để kỳ vọng về một mức huy động cao hơn cho các nhà máy điện.
"Chúng tôi kỳ vọng sản lượng điện khí sẽ tăng trở lại kể từ năm 2022 sau khi cắt giảm mạnh vào 2021, cũng với các hoạt động sản xuất phục hồi và nhu cầu điện dự kiến sẽ tăng. Ngoài ra, do khả năng cao xảy ra hiện tượng La Nina, thủy điện sẽ duy trì mức huy động sản lượng cao vào năm 2022. Do đó, POW, NT2 và REE sẽ hưởng lợi từ xu hướng này.
Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá khả quan về triển vọng sản lượng điện than trong năm 2022 cao hơn nhờ giá bán trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh cao hơn và nhu cầu tăng đột biến, nhất là ở miền Bắc", VnDirect nhấn mạnh,
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận