menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Cổ phiếu cần khuyến nghị ngày 22/4

24H Money xin trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.

NĐT trung và dài hạn tiếp tục mua và nắm giữ cổ phiếu VND

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Mức Stock Rating của VND (CTCP Chứng khoán VNDirect – Sàn HOSE) ở mức 96 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, mức Stock Rating của VND cũng là mức cao nhất trong nhóm Dịch vụ tài chính.

Đồ thị giá của VND đóng cửa tăng 1% với KLGD vẫn thấp hơn mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá giao dịch gần mức hỗ trợ 29,8, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho thấy xu hướng GIẢM ngắn hạn vẫn có thể sẽ tiếp tục mở rộng về các mức thấp cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn chưa nên bắt đáy ở giai đoạn hiện tại.

FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục QUAN SÁT cổ phiếu VND. Đồng thời, các nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục MUA và NẮM GIỮ.

Mua cổ phiếu DCM ở mức giá hiện tại

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Mức Stock Rating của DCM (CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau – Sàn HOSE) ở mức 97 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Khối ngoại duy trì đà mua ròng DCM từ đầu năm 2022 đến nay với giá trị mua ròng đạt 343 tỷ đồng. Đồng thời, xu hướng mua ròng này được duy trì từ tháng 10/2021.

Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 2,3% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên với KLGD tăng 32% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên FSC kỳ vọng đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự ngắn hạn 49.45.

Xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu DPM với mức mục tiêu 80.730 đồng/cp

Mức Stock Rating của DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP, Sàn HOSE) ở mức 99 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Tuy nhiên, mức Sức mạnh giá của DPM đạt mức 98 điểm cho thấy dư địa tăng giá ngắ hạn không còn nhiều và các NĐT ngắn hạn nên hạn chế mua mới.

Đồ thị giá của DPM đóng cửa tăng 4,3% và đạt mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng, nhưng rủi ro ngắn hạn sẽ tăng dần lên khi Sức mạnh giá đã đạt ở mức cao.

FSC đã khuyến nghị mua cổ phiếu DPM vào phiên 15/04/2022 với lợi nhuận tạm tính là 4,02% cho nên FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ với mức mục tiêu 80.730 đồng/cp.

Chốt lãi cổ phiếu CSV tại ngưỡng 66.500 đồng/cp

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

CTCP Hóa chất Cơ bản Miền Nam (HOSE - Mã: CSV) có một phiên tăng điểm tốt với thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tương đối khả quan.

Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA50 và MA100 tuy nhiên vẫn đang ở dưới đường MA20. Đường MA20 đang ở trên MA50 và MA100. Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 59.0, chốt lãi tại ngưỡng 66.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 55.0.

Tăng tỷ trọng với cổ phiếu LHG

CTCK Mirae Asset - MASVN

CTCP Long Hậu (HOSE - Mã: LHG) là chủ đầu từ các khu công nghiệp (KCN) Long Hậu 1 (LH1), LH2 và LH3 (bao gồm giai đoạn 1 đang khai thác và GĐ 2 đang trong quá trình đầu tư). Tổng diện tích các KCN trên gần 460 ha tại Huyện Cần Giuộc – Long An, có vị trí cách TP HCM 19 km và cụm cảng Hiệp Phước 3km, được đánh giá là vị trí thuận lợi trong thu hút đầu tư giai đoạn hiện nay.

Năm 2021, LHG ghi nhận 781 tỷ đồng doanh thu và 296 tỷ đồng LNST, EPS tương ứng đạt 5.006 đ/cp. Kết quả này ghi nhận bước tăng trưởng lên đến 49,5% về lợi nhuận sau thuế (LNST) so với năm 2021, nguyên nhân đến từ dự án KCN Long Hậu 3 (LH3) đang thu hút nhà đầu tư và cho thuê được hơn 10,5 ha với mức giá thuê từ 220 – 240 USD/m2/ chu kỳ thuê.

Đến cuối 2021 dự án LH3 đang còn hơn 60 ha, trong đó khoảng 40 ha đã được công ty đền bù GPMB và pháp lý sẵn sàng cho thuê. Giá trị tồn kho tại thời điểm 31/12/2021 là 582 tỷ đồng, với mức giá vốn/ doanh thu chỉ 47%, doanh thu tiềm năng của khoản tồn kho này ước tính 1.238 tỷ đồng, đảm bảo cho LHG kinh doanh đến giữa năm 2023.

Công ty cũng lên kế hoạch đầu tư phát triển quỹ đất cho giai đoạn tiếp theo cụ thể như sau: Hoạt động cho thuê đất công nghiệp: Tiếp tục đền bù GPMB hơn 20 ha còn lại của KCN LH3 trong năm 2022; Triển khai xin chủ trương đầu tư KCN Long Hậu mở rộng giai đoạn 2 (dự kiến Q3/2022) diện tích 90 ha; Xin chủ trương đầu tư KCN An Định tại Vĩnh Long với quy mô 200 ha dự kiến hoàn thành vào Quý 4/2022.

Lĩnh vực Bất động sản dân cư: Công ty đang triển khai 2 dự án Bất động sản tại khu vực Long An tổng cộng gần 30 ha, cụ thể: (1) Khu dân cư – tái định cư Long Hậu 3 có quy mô 19,13 ha, dự kiến hoàn thành vào năm 2023 và (2) Khu dân cự tái định cư Long Hậu mở rộng dự kiến bắt đầu từ năm 2022 và đi vào khai thác vào cuối năm 2023.

Năm 2022 công ty dự kiến sẽ tiếp tục cho thuê đất tại LH3, với kỳ vọng diện tích thuê vào khoản 13 ha (+18% CK), công ty sẽ ghi nhận khoảng 922 tỷ đồng doanh thu (+18% CK), LNST tăng trưởng tương ứng, đạt mức 349 tỷ đồng. EPS dự phóng 2022 đạt 6.980 đồng/cp, với mức P/E kỳ vọng ở mức +1 Std trong 5 năm là 10 lần, mức giá mục tiêu của LHG là 70.000 đồng/cp, cao hơn 14,4% so với giá đóng cửa ngày 18/04/2022. Mirae Asset khuyến nghị Tăng tỷ trọng với LHG.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tương lai FRT sáng bởi chuỗi nhà thuốc

Sơ bộ quý I/2022 của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT), doanh số 7,7 nghìn tỷ (tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế gấp 5 lần cùng kỳ, đạt 150 tỷ đồng.

Theo nhận định của chúng tôi, kết quả kinh doanh trên được thúc đẩy từ cả chuỗi FPT shop và chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Cụ thể, kết thúc quý I/2022, chuỗi Long Châu đã có 600 cửa hàng hoạt động (gần gấp 3 lần so với con số 222 cửa hàng cùng kỳ 2021); hơn nữa, doanh thu trung bình/cửa hàng trong quý I/2022 tăng lên 1,5 tỷ đồng/cửa hàng so với mức 1,1 tỷ đồng/cửa hàng trong năm 2021.

Ngoài ra, chuỗi FPT shop cũng tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu máy tính xách tay và điện thoại di động trong quý I/2022 vẫn duy trì tích cực.

Đại hội cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 với doanh thu thuần 27 nghìn tỷ (tăng 20% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 720 tỷ đồng (tăng 30%). Chính sách trả cổ tức tiền mặt được thông qua cho 2021 và 2022 lần lượt là 500 đồng/cổ phiếu và 1.000 đồng/cổ phiếu.

Đặc biệt, cho năm 2022 Ban lãnh đạo Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế của chuỗi nhà thuốc Long Châu là 50 - 100 tỷ đồng, tăng trưởng đáng kể so với mức lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 4 tỷ đồng. Mục tiêu mở mới cửa hàng Long Châu sẽ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, dao động 300-400 cửa hàng.

Theo Ban lãnh đạo Công ty, FRT sẽ không mở ồ ạt quá nhiều cửa hàng mà thay vào đó sẽ tập trung dung hoà giữa việc cải thiện doanh số/cửa hàng và mở cửa hàng mới.

Đối với chuỗi FPT shop, Ban lãnh đạo Công ty nhận định rằng nhu cầu với các sản phẩm chính như máy tính xách tay, điện thoại di động nhìn chung sẽ vẫn tốt thời kỳ hậu dịch bệnh.

Mặc dù doanh số máy tính xách tay đã suy giảm khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, song Ban lãnh đạo cho rằng nhu cầu đối với mặt hàng này sẽ vẫn duy trì tích cực khi thói quen học tập/làm việc sau dịch bệnh cũng sẽ thay đổi, xu hướng trực tuyến nhiều hơn. Ngoài ra, FRT sẽ đẩy mạnh doanh số bán hàng Apple, đặc biệt đối với iPhones khi Ban lãnh đạo khẳng định sẽ đẩy mạnh hoạt động của chuỗi F.Studio hơn trước.

Ban lãnh đạo Công ty cho biết, phía công ty đang trong quá trình lấy giấy phép hoạt động trong lĩnh vực mạng di động ảo (MVNO). MVNO là một mạng di động hoạt động mà không cần sở hữu cơ sở hạ tầng, các MVNOs sẽ hợp tác với các nhà mạng truyền thống MNOs nhằm sử dụng cơ sở hạ tầng của họ.

Ban lãnh đạo FRT nhận định rằng chiến lược này sẽ giúp cho FRT tận dụng lợi thế vốn đã tốt với các nhà mạng lớn như Mobifone, Viettel, Vinafone…, qua đó tăng mức độ tương tác với các khách hàng của FRT thông qua hình thức trên.

Cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với SMC, đánh giá tích cực HT1 trong trung hạn

CTCK Bảo Việt (BVSC)

CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC – sàn HOSE) là doanh nghiệp gia công thép có lợi thế cạnh tranh khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các doanh nghiệp FDI (Samsung Electronics HCMC).

SMC dự kiến tăng trưởng sản lượng tốt trong năm 2022 nhờ (1) nền thấp trong năm 2021 khi quý III/2021 sản lượng tiêu thụ thấp do Covid-19; (2) các nhà máy gia công thép mới đi vào hoạt động; (3) hồi phục kinh tế sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ thép của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước dự kiến tăng trưởng tốt.

Với mức P/E forward cho năm 2022 đang ở mức 5,5 lần, SMC là cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP - UPCoM): Năm 2021, kết quả kinh doanh VTP bị ảnh hưởng nặng nề trong nửa cuối năm do dịch COVID-19 bùng phát: (1) công tác giao nhận bị ảnh hưởng do cách ly xã hội trong quý III/2021, (2) khách hàng thương mại điện tử, đặc biệt là nhóm khách hàng thu nhập thấp, từ chối nhận hàng do thu nhập bị ảnh hưởng, (3) chi phí xét nghiệm cách ly.

Do đó, sang 2022, khi tình hình kinh tế xã hội từng bước tiến tới bình thường hóa hậu COVID-19, kết quả kinh doanh của VTP kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ bên cạnh triển vọng trung và dài hạn của thị trường thương mại điện tử cũng như lĩnh vực fulfillment mà Công ty dự kiến mở rộng sang từ nay đến 2025. Kế hoạch lợi nhuận 2022 là 498 tỷ (tăng 68% so với năm ngoái).

CTCP Masan High-Tech Materials (MSR - UPCoM) ghi nhận kết quả kinh doanh 2021 tăng trưởng ấn tượng từ mức lỗ trong 2020 (nếu loại trừ khoản lợi nhuận bất thường từ hợp nhất HCS) nhờ giá đầu ra tăng mạnh mẽ, đặc biệt là trong quý IV/2021.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn căng thẳng, cước tàu - container vẫn cao và diễn biến chiến sự ở Nga - Ukraine phức tạp, giá đầu ra của MSR khả năng vẫn được chốt ổn định ở mức cao.

Hiện nay giá thị trường của APT, Bismuth, Fluorspar và đồng vẫn cao hơn quý IV/2021 - quý mà MSR đã ghi nhận đến 466 tỷ đồng NPAT-MI. Do đó, BVSC cho rằng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2022 từ 200 - 300 tỷ của công ty có phần khá thận trọng.

CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1 – sàn HOSE) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 là 502 tỷ (tăng 8% so với năm ngoái) khá thận trọng. Trong quý I/2022, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tăng 1-3% so với quý IV/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo dự báo của BVSC, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2022. Tình hình xuất khẩu cũng khả quan hơn 2021, tổng lượng xuất khẩu quý I/2022 đạt 10,8 triệu tấn (tăng 1,9% so với năm trước) và 458 triệu USD (tăng 16,9%). Với chỉ số EV/EBITDA của HT1 là 5,5 thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 11,5. Chúng tôi đánh giá tích cực với HT1 cho cơ hội đầu tư trung hạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả