24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bích Lan
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu ấn tượng năm 2020: Nhà đầu tư “ăn bằng lần” nhờ “sóng” chứng khoán, ngân hàng, BĐS Khu công nghiệp, thép

Thị trường chứng khoán do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã chứng kiến những phiên giảm điểm “chưa từng có” khiến VN-Index có lúc về sát 650 điểm. Với đóng góp của cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, thép… chỉ số có sự hồi phục ngoạn mục, vượt mốc 1.000 điểm.

Dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm đã tác động mạnh lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, và kỳ vọng của nhà đầu tư chứng khoán về tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường liên tiếp phải chứng kiến những phiên giảm điểm kịch biên độ, và trong thời gian ngắn, VN-Index có lúc về sát 650 điểm.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam, thời điểm giãn cách xã hội nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh lại là thời điểm chỉ số hồi phục mạnh sau hơn 2 tháng xuống đáy. Chỉ chưa đầy 6 tháng sau, nhà đầu tư đã được thấy lại mốc 1.000 điểm của VN-Index và chưa có tín hiệu rõ ràng nào cho thấy việc chỉ số có thể bị điều chỉnh giảm điểm.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HƯỞNG LỢI TRỰC TIẾP TỪ MÔI GIỚI, CHO VAY MARGIN

Trong bối cảnh chung thị trường ảm đạm và cuộc cạnh tranh gay gắt của các công ty chứng khoán nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc với vốn rẻ đã ồ ạt đổ vào Việt Nam với những cái tên như Mirae Asset, KB, KIS…, cổ phiếu của các công ty chứng khoán trong nước bước vào giai đoạn downtrend.

Tuy nhiên, từ khi thị trường tạo đáy vì dịch Covid-19 vào cuối tháng 3/2020, hầu hết các cổ phiếu của các công ty chứng khoán đều bứt phá, nhiều cổ phiếu đã tăng gấp đôi so với đầu năm như VND, VCI, SSI, SHS…

Sau kết quả có phần bết bát trong quý 1/2020, hầu hết các công ty chứng khoán đã tăng trưởng dương trở lại trong 9 tháng đầu năm nhờ sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chung cùng thanh khoản bùng nổ, tự doanh, các khoản lãi vay ký quỹ, ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số như SSI, VND, HSC, SHS.

Thời điểm thị trường sụt giảm số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán đã tăng vọt kể từ tháng 3. Trong tháng 11/2020 lượng mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước lên mức kỷ lục 41.080 tài khoản. Lũy kế 11 tháng, lượng tài khoản mở mới này đạt 329.452 đơn vị, tăng 75,4% so với cả năm 2019.

Thanh khoản thị trường bùng nổ đặc biệt trong giai đoạn quý 4, những kỷ lục về thanh khoản liên tục bị xô đổ với hàng loạt phiên giao dịch trên 15.000 tỷ đồng.

Theo thống kê, dư nợ cho vay ký quỹ trên toàn thị trường tính tới cuối quý 3/2020 đạt trên 66.000 tỷ đồng, tăng 19% so với quý trước và tăng 33% so với quý 1/2020.

Dòng tiền nội là động lực quan trọng giúp giải tỏa áp lực bán ròng triền miên của khối ngoại trong thời gian dài bất chấp những đánh giá lạc quan và tích cực về thị trường Việt Nam.

THÉP LÃI ĐẬM, CỔ PHIẾU TĂNG MẠNH, HPG LẬP ĐỈNH

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, nhiều dự báo cho thấy ngành thép sẽ có một năm khó khăn trước sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài; việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước và các công trình xây dựng chậm tiến độ.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại làm thay đổi toàn bộ dự báo, áp lực cạnh tranh thép từ Trung Quốc giảm đáng kể, thậm chí xuất khẩu vào thị trường này còn tăng đột biến do nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc tăng mạnh trong khi nguồn cung chưa thể gia tăng để đáp ứng.

Bên cạnh đó, tiêu thụ trong nước cũng phục hồi mạnh mẽ từ quý 2/2020 khi các lệnh giãn cách xã hội vì dịch được gỡ bỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái “bình thường mới” và đầu tư công được đẩy mạnh…

Cổ phiếu ấn tượng năm 2020: Nhà đầu tư “ăn bằng lần” nhờ “sóng” chứng khoán, ngân hàng, BĐS Khu công nghiệp, thép

HPG ghi nhận mức giá cao lịch sử kể từ khi lên sàn

Nhờ yếu tố hỗ trợ của vĩ mô, kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng khởi sắc ngoài dự báo trong trong 9 tháng đầu năm. Quán quân tăng trưởng quý 3/2020 thuộc về Thép Nam Kim (mã NKG) khi doanh nghiệp này báo lãi sau thuế đạt 82,6 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần cùng kỳ năm trước. Hai “đại gia” ngành thép là HSG, HPG cũng báo lãi kỷ lục trong quý 3/2020 và ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm. Hàng loạt cổ phiếu ngành thép như HPG, HSG, NKH, POM… đều tăng bằng lần so với đầu năm trong đó HPG lập đỉnh mọi thời đại, giao dịch trên 40.000 đồng/cổ phiếu.

NGÂN HÀNG NHỘN NHỊP LÊN SÀN, CHUYỂN SÀN

Liên tiếp trong 2 ngày 23 và 24/12 vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (mã MSB) và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã PGB) đã đưa cổ phiếu giao dịch trên 2 sàn HoSE và UpCOM khép lại con sóng đổ bộ lên sàn chứng khoán và chuyển sàn của các ngân hàng trong năm 2020. Làn sóng lên sàn của các ngân hàng là yêu cầu được nêu ra tại Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, hết năm 2020, các ngân hàng thương mại phải đưa cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên UpCOM, điều này cũng giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn cổ phiếu khi đầu tư vào ngành này.

Bên cạnh đó, 1 số ngân hàng như ACB, VIB, LPB, SHB chuyển sàn niêm yết sang HoSE cũng là câu chuyện riêng để tăng mạnh trong năm 2020, thậm chí tăng bằng lần.

Cùng với câu chuyện chuyển sàn, lên sàn, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng là yếu tố giúp cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng. Dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lợi nhuận trước thuế của 13 NHTM giao dịch trên thị trường chứng khoán đạt 86,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

BĐS KHU CÔNG NGHIỆP SỞ HỮU CỔ PHIẾU ĐẮT ĐỎ NHẤT SÀN CHỨNG KHOÁN

Xu hướng chuyển dịch FDI ra khỏi Trung Quốc trong suốt thời gian vừa qua giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến được ưu tiên đặc biệt trong bối cảnh năm 2020 Việt Nam là nước được đánh giá kiểm soát rất tốt dịch Covid-19. Trong 11 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt kết quả ấn tượng với 26,4 tỷ USD. Dù giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng đây là con số tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, thậm chí con số thu hút FDI này còn lớn hơn cả năm 2018.

Việt Nam cũng là quốc gia đã tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương trong đó ký kết thực thi 14 hiệp định và đang tiếp tục đàm phán 3 hiệp định mở ra cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp FDI tìm đến đầu tư tận dụng ưu đãi thuế quan cũng như lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam. Các doanh nghiệp như Foxconn, LG, Panasonic… đang dịch chuyển và mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu ấn tượng năm 2020: Nhà đầu tư “ăn bằng lần” nhờ “sóng” chứng khoán, ngân hàng, BĐS Khu công nghiệp, thép

Diễn biến giao dịch NTC

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán VNDirect, giá thuê khu công nghiệp dù đã tăng mạnh trong 2 năm qua nhưng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 do thiếu hụt nguồn cung, đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho doanh thu của các doanh nghiệp vẫn còn quỹ đất. Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này như NTC, KBC, GVR, SIP, SZC… đều có sự tăng trưởng mạnh trong đó NTC là cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán hiện nay với thị giá 291.000 đồng/cổ phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả