24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Minh Đức Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Có nên bỏ room tín dụng hay không?

Room tín dụng có thể coi là công cụ quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Trong khi các nươc trên thế giới thì ít khi dùng công cụ này, mà thay vào đó là lãi suất điều hành.

Room tín dụng hay lãi suất điều hành là cách để ngân hàng trung ương các nước can thiệp vào cung cầu trên thị trường tín dụng.

Lãi suất điều hành ở đây được hiểu là một chùm nhiều công cụ nhưng có đặc điểm chung là làm thay đổi chi phí kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí này sẽ phản ánh ngay lập tức vào giá của tín dụng, hay còn gọi là lãi suất.

Về bản chất kinh tế, room tín dụng là can thiệp vào sản lượng (quota), còn lãi suất điều hành là can thiệp vào giá. Mỗi cái có ưu nhược điểm riêng.

Can thiệp bằng quota có cái hay là tương đối chắc tay. Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao. NHNN chốt con số nào là thị trường được đúng con số đó. Nhà nước không sợ lố.

Nhưng can thiệp bằng quota có khá nhiều nhược điểm.

Nhược điểm đầu tiên là phải tìm cách phân bổ cái quota đó. Mà việc phân bổ quota nhìn chung là nguy cơ xin cho rất cao. Ngày xưa vì phân bổ quota dệt may mà Thứ trưởng Mai Văn Dâu nhận án 14 năm tù.

Kể cả không tham ô tham nhũng thì nguy cơ lấy quota của người làm ăn hiệu quả rồi phân bổ cho người làm ăn kém hiệu quả rất cao. Do Nhà nước không thể biết ai làm ăn hiệu quả hơn ai.

Nhược điểm thứ hai là quota luôn phải xác định cho một khoảng thời gian, thường là theo năm. Mà như vậy thì rất dễ dẫn đến tình trạng đầu năm cuối năm lệch nhau. Năm nào thiếu thì cuối năm lãi suất tăng khiếp, năm nào mà thừa thì cuối năm lại dễ cho vay dưới chuẩn.

Ngược lại, nếu can thiệp vào giá (lãi suất) thì sẽ không gặp vấn đề phân bổ cho ngân hàng này, ngân hàng kia. Vì tất cả các ngân hàng chịu tác động lãi suất như nhau. Lãi suất điều hành cũng có thể được điều chỉnh bất kỳ thời điểm nào trong năm, chứ không nhất thiết phải theo năm tài chính.

Nhưng phải thừa nhận, điều hành bằng lãi suất khó hơn điều hành bằng room tín dụng.

Lý do chủ yếu là vì độ trễ từ thời điểm điều chỉnh lãi suất, cho đến khi tác động được đến tăng trưởng và lạm phát thường mất nhiều thời gian. Có nhà kinh tế học từng ví von, điều hành lãi suất giống như vặn cái vòi nước mà 18 tháng sau nước mới chảy (hoặc đóng vòi mà 18 tháng sau nước mới dừng).

Vì thế, các ngân hàng trung ương trên thế giới phải dùng rất nhiều các mô hình kinh tế lượng vĩ mô (macro-econometrics) và nhiều các nguồn dữ liệu đầu vào để có thể chạy các model này.

Cách làm này của các nước trên thế giới có vẻ khá hiệu quả trong nhiều thập kỷ trước đây. Nhưng đợt Covid và hậu Covid cho thấy, các model này vẫn có thể mắc sai lầm. Như FED, dù được vũ trang đầy mình với các thể loại mô hình, dữ liệu mà ba năm qua điều hành loạn cào cào.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Minh Đức Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả