Có một thế hệ lao đầu kiếm tiền, bàn chuyện nghỉ hưu sớm từ năm 19, 20 tuổi
Nghỉ hưu sớm đang là mục tiêu tài chính xuất hiện trong suy nghĩ của Gen Z, sớm hơn nhiều so với các thế hệ khác.
Gen Z chuẩn bị cho nghỉ hưu sớm: Tiết kiệm tiền và "lao đầu" vào đầu tư
Gen Z đang lớn lên, đồng thời đang và sẽ trở thành thế hệ lên ngôi trong nhiều năm tới. Người lớn tuổi trong thế hệ này đã 26 tuổi, số đông còn lại vừa mới bắt đầu xây dựng sự nghiệp hoặc còn đi học.
Khi nhiều người trong thế hệ Gen Z gia nhập thị trường lao động, thu nhập của nhóm này sẽ tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2030, tổng thu nhập của thế hệ Gen Z dự kiến đạt 33.000 nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Sang năm 2032, tổng thu nhập của Gen Z sẽ vượt qua số tiền mà thế hệ Millennials kiếm được trong 1 năm.
Vậy những bạn trẻ này đang làm gì với những đồng tiền mới kiếm được của họ?
Theo Bussiness Insider, hiện tại, phần đông Gen Z đang phá bỏ khuôn mẫu cho rằng người trẻ thích tự do tham gia tiệc tùng và phung phí tiền bạc. Thực tế, nhiều Gen Z đã từng chứng kiến cha mẹ và các thế hệ khác vượt qua suy thoái, từ đó nhận thức được nền kinh tế có thể bấp bênh đến mức nào. Cũng vì thế, người trẻ đang tiếp cận thận trọng hơn với tài chính tương lai, đồng thời sử dụng đồng lương của mình để nỗ lực vươn lên.
Trong số các mục tiêu tài chính hướng đến tương lai, cụm từ "nghỉ hưu sớm" gây bất ngờ khi xuất hiện sớm từ trong suy nghĩ của Gen Z. Người trẻ tuổi không chỉ lo lắng về sự bất ổn của nền kinh tế mà còn ở cả việc lên kế hoạch nghỉ hưu sớm.
Theo Transamerica (một trung tâm nghiên cứu hưu trí của Mỹ), 66% Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ đã bắt đầu tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, bằng cách dành ra trung bình 20% thu nhập vào quỹ này. Đây là con số gần gấp đôi so với các thế hệ trước từng dành dụm vào cùng thời điểm.
Bên cạnh tiết kiệm tiền, một hành động của Gen Z để hiện thực hoá giấc mơ nghỉ hưu sớm là tham gia đầu tư. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 5/2023 của Viện CFA (một hiệp hội thương mại toàn cầu dành cho các nhà cố vấn đầu tư), một nửa Gen Z cho hay họ đang đầu tư để có thể nghỉ hưu khi họ muốn.
Cảm nhận sự không chắn chắn về hoàn cảnh kinh tế và khả năng tiếp cận các sản phẩm tài chính đã truyền cảm hứng cho Gen Z "lao đầu" vào đầu tư. Mặc dù có nhiều cạm bẫy và sai lầm có thể gây khó khăn cho những bạn trẻ, song Gen Z đang trở thành thế hệ có nhiều hiểu biết về tài chính nhất.
Gen Z - Thế hệ tiếp cận dễ dàng với đầu tư
Gen Z là thế hệ lớn lên với mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác. Thay vì phải sắp xếp lịch hẹn với các cố vấn tài chính, họ có thể học cách lập kế hoạch tài chính trên nhiều nền tảng xã hội như YouTube, TikTok... Bên cạnh đó, họ cũng dễ dàng tiếp cận và học cách sử dụng với các nền tảng đầu tư trực tuyến. Tóm lại, các công cụ trực tuyến này đã hạ thấp rào cản gia nhập đầu tư với Gen Z, hoàn toàn dễ tiếp cận hơn so với với các dịch vụ và quy trình phức tạp được cung cấp bởi các cố vấn tài chính truyền thống.
Nếu sự đơn giản trong việc truy cập các nền tảng đầu tư trực tuyến cho phép Gen Z gia nhập lĩnh vực này dễ dàng hơn thì việc xuất hiện tràn lan các nội dung dạy quản lý tiền bạc trên MXH đã thúc đẩy họ càng "lấn sâu" vào đầu tư.
Khi lướt MXH, sẽ chẳng khó để bạn bắt gặp các chuyên gia tài chính đang dạy Gen Z đầu tư trên TikTok, YouTube và Reddit. Nội dung được đăng tải hấp đẫn đến mức khó có người trẻ nào có thể bỏ qua như "Ba bước để kiếm hàng trăm USD, thậm chí hàng nghìn USD trong thời gian ngắn".
Các nội dung về tài chính trên MXH này đã thành công hình thành tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ) của nhiều người trẻ về đầu tư. Bởi lẽ họ sợ bỏ qua các cơ hội kiếm tiền nhanh chóng.
Theo viện CFA, một nửa số nhà đầu tư Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ đầu tư do tâm lý FOMO thúc đẩy. Thế nhưng, cần nhớ rằng việc đầu tư theo tâm lý FOMO hoặc mù quáng làm theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính trên MXH có thể dẫn đến thất bại.
Hơn 64% Gen Z tham gia khảo sát của Royal Mint (đơn vị sản xuất tiền xu chính thức của Anh) cho biết họ là nạn nhận của những kế hoạch đầu tư làm giàu nhanh chóng. Chỉ riêng trong năm ngoái, sự sụp đổ của tiền ảo luna đã gây thiệt hại 60 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu và khiến nhiều nhà đầu tư Gen Z thua lỗ lớn. Trả lời trên Bussiness Insider, một chàng trai 23 tuổi cho hay đã mất hết tiền tiết kiệm sau khi bỏ tiền vào khoản tiền ảo này.
Ở diễn biến khác, so với thế hệ Millennials, Gen Z quan tâm hơn đến đầu tư vì được lớn lên trong nhiều thời điểm thuận lợi.
Thực tế, nhiều Gen Z đang bước một thị trường làm việc bùng nổ với mức lương tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này khác xa với Millennials - những người từng đối diện nhiều cuộc suy thoái kinh tế, dẫn đến hình thành "tư duy khan hiếm" với thế hệ này. Bấy giờ, nếu Millennials có khoản tiền nhàn rỗi, họ sẽ hướng đến tiết kiệm, chứ không muốn mạo hiểm đầu tư như Gen Z
Gen Z bàn chuyện tiết kiệm nghỉ hưu ở tuổi 19, 20
Để nghỉ hưu sớm, bên cạnh tham gia đầu tư từ sớm, nhiều Gen Z cho rằng việc tiết kiệm một khoản khổng lồ là điều quan trọng. Nếu một số Gen Z đang rơi vào cạm bẫy đầu tư thì cũng có nhiều người trẻ khác quản lý tài chính chặt chẽ. Đặc biệt, với trường hợp người trẻ đã học được sai lầm từ cách tiêu tiền phung phí của cha mẹ và có dự định chuẩn bị cho nghỉ hưu.
Theo cuộc khảo sát của Trung tâm Transamerica, Gen Z bắt đầu tiết kiệm tiền nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình là 19, sớm hơn bất kỳ thế hệ nào. Chuyên gia tài chính của Motley Fool lý giải, đây là hệ quả việc người trẻ cảm thấy việc nghỉ hưu đang nằm ngoài "tầm với", khiến họ phải bắt đầu để dành tiền càng sớm càng tốt.
Chia sẻ với Bussiness Insider, một người trẻ cho hay: "Nhìn thấy áp lực tài chính của cha mẹ và ông bà sau khi nghỉ hưu đã thức tỉnh tôi. Tôi không muốn làm việc cho đến khi mình đã 65, 70 tuổi. Tôi muốn nhanh chóng tận hưởng quãng thời gian nghỉ hưu trong sự thoải mái".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận