menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hiểu Minh

“Cơ hội vàng” để Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới sau Covid-19

Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành tác nhân mới thúc đẩy “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi thương chiến Mỹ - Trung.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5/5/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, các tập đoàn đa quốc gia đang xem xét dịch chuyển các nhà máy sản xuất, đây chính là cơ hội cực kỳ tốt để Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới hậu Covid-19.

Cơ hội gõ cửa Việt Nam

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2020 diễn ra sáng 9/5/2020, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cũng có nhận định như trên: Đang có làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại, và Việt Nam đang trong tầm ngắm của các nhà đầu tư xuyên quốc gia. Có thể nói đây là “cơ hội vàng” để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài, vì vậy cần tận dụng tốt cơ hội này.

“Để đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư mới này, chúng ta cần đẩy mạnh cải cách thể chế, vì đây là nền tảng quan trọng nhất để thu hút đầu tư. VCCI đề nghị Chính phủ kiên định thực hiện mục tiêu này và coi đó là thước đo đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương...”, ông Lộc nói.

Diễn biến vừa qua, dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu dẫn đến khan hiếm nhiều mặt hàng chiến lược phục vụ cho công tác chống dịch. Sự thống trị thị trường của Trung Quốc ở các chuỗi cung ứng thuốc generic, khẩu trang y tế, thuốc kháng sinh, dụng cụ đo thân nhiệt... cũng như nhiều lĩnh vực khác, buộc chính phủ các nước tái cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu, đi đầu là Mỹ, Anh, Pháp.

Và cụ thể như Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế để giúp các doanh nghiệp nước này di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, cùng khuyến nghị nên đa dạng hóa quốc gia (sản xuất) như các nước ASEAN.

Theo Nikkei, khi Covid-19 xảy ra, Google và Microsoft đang dịch chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại, laptop... từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Dự kiến, Việt Nam và Thái Lan sẽ là điểm đến của hai ông lớn công nghệ này.

Google đang chuẩn bị sản xuất Pixel 4A, smartphone giá rẻ mới nhất của hãng tại Việt Nam. Từ quý III/2020, Pixel 5 có thể sẽ được sản xuất tại khu vực ASEAN. Đây được xem là “cú chuyển mình” của sản xuất toàn cầu và là cơ hội mà Việt Nam vẫn luôn chờ đợi.

Từ năm 2019, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời Trung Quốc để tránh bị ảnh hưởng từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung, các công ty đa quốc gia như Samsung và LG đã đầu tư dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam. Một số ngành sản xuất cần nhiều lao động như giày thể thao và áo len cũng đã chuyển đến Việt Nam.

Chủ động để nắm bắt

Ông Đặng Trọng Đức, Phó tổng giám đốc, Giám đốc mảng phát triển công nghiệp KTG Industrial cho biết, để đón làn sóng đầu tư mới của các nước thời hậu Covid-19, Chính phủ có thể thực hiện một vài can thiệp đơn giản trong thời gian ngắn khoảng 3 đến 6 tháng tới, cũng như các giải pháp toàn diện hơn cho trung hạn từ 6 tháng 1 năm, 2 năm và dài hạn.

Trọng tâm của các chính sách này là tập trung vào lực lượng công nhân trong ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

Theo ông Đặng Trọng Đức, các mục tiêu ưu tiên là để: Thứ nhất, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công nhân hiện có trong lĩnh vực sản xuất trong cuộc khủng hoảng, không chỉ vì lý do xã hội, mà còn để đảm bảo sản lượng sản xuất để họ có thể quay trở lại mức làm như trước khi có cơ hội sớm nhất; Thứ hai, xoay các guồng máy sản xuất, lúc đầu là để thay thế nhập khẩu và sau đó là xúc tiến xuất khẩu trong các sản phẩm cụ thể cần thiết cho cuộc khủng hoảng như thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE, như áo choàng và khẩu trang N95), cũng như các sản phẩm mới được sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

Cũng theo Phó tổng giám đốc KTG Industrial, để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới để từ đó có thể tiến xa hơn và trở thành công xưởng sản xuất của ASEAN, châu Á và thế giới, trước tiên cần tận dụng tốt cơ hội này để rà soát lại các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, hầu tránh tình trạng quá lệ thuộc vào tay nghề cao hoặc các nguồn đầu vào của các nước khác.

Theo đó, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan lo về công nghệ, kỹ thuật và nguồn lao động phải lập ra một chương trình đào tạo để tay nghề của đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam có thể từng bước thay thế được các kỹ sư, công nhân nước ngoài trong những năm tới, và chuyển những khâu có giá trị gia tăng cao hoặc có liên kết ngược lớn (backward linkages) cho công nhân Việt Nam thực hiện.

Về phía doanh nghiệp, như tại KTG Industrial, để đón đầu làn sóng nói trên, Công ty cũng đã đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho nhà đầu tư các loại nhà xưởng, nhà kho đạt tiêu chuẩn chất lượng cao - một trong những yếu tố về hạ tầng mà Việt Nam cần chủ động chuẩn bị.

Điển hình như “Thế hệ nhà xưởng công nghệ 4.0”, thế hệ nhà xưởng phiên bản 2 của KTG Industrial vừa ra đời, kết hợp giữa nhà xưởng, nhà kho xây sẵn cùng công nghệ 4.0. Mô hình này tạo ra sản phẩm hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong với mục tiêu quản lý tối ưu, vận hành hiệu quả, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tạo sự liên kết phù hợp để cùng nắm bắt cơ hội đón “làn sóng” đầu tư sau Covid-19.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả