menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Nga

Cơ hội và rủi ro từ cơ cấu khách hàng của Sacombank và Eximbank

Eximbank và Sacombank là 2 ngân hàng có mối quan hệ gần gũi nhất định, nhưng tệp khách hàng của mỗi ngân hàng một khác, thể hiện đặc điểm kinh doanh riêng của từng ngân hàng. Theo đó, cơ hội lẫn rủi ro cũng có những khác biệt.

Sự khác nhau về các nhóm khách hàng rõ ràng sẽ tạo ra cho mỗi ngân hàng cơ hội và rủi ro khác nhau, do trong từng bối cảnh kinh tế, từng ngành nghề đều chịu tác động riêng.

So sánh về hiệu quả kinh doanh, Sacombank đang cho thấy sự vượt trội hơn về các chỉ số thu nhập.

Cụ thể, ngân hàng này có tổng thu nhập hoạt động trong nửa đầu năm 2021 lên tới 8.459 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 1.790 tỷ đồng. Các con số này tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với các chỉ tiêu tương ứng của Eximbank với giá trị 2 chỉ tiêu này lần lượt chỉ là 2.393 tỷ đồng và 502 tỷ đồng.

Loại trừ yếu tố lợi thế về quy mô, tỷ lệ thu nhập hoạt động/vốn chủ sở hữu của Sacombank cũng cao hơn so với Eximbank, lần lượt là 28,6% so với 13,9%. Tương tự, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu giai đoạn nửa đầu năm 2021 của Sacombank cũng ghi nhận mức 6%, trong khi của Eximbank chỉ là 2,9%.

So sánh với quy cho vay, tổng thu nhập lãi thuần/quy mô cho khách hàng (bình quân đầu kỳ - cuối kỳ) của Sacombank là khoảng 2,5%; cũng đạt mức nhỉnh hơn chút ít so với mức 2,35% của Eximbank. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế/quy mô cho vay khách hàng bình quân của Sacombank là 0,53%, còn của Eximbank là 0,49%.

Các chỉ trên cho thấy Sacombank đang có phần ưu thế hơn xét hiệu quả kinh doanh, nhưng Eximbank lại cho thấy họ có độ an toàn cao hơn về quản trị rủi ro cho vay, xét về tỷ trọng giá trị các khoản nợ rủi ro trên tổng dư nợ.

Tại thời điểm 30/6/2021, số tiền mà Eximbank phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay là 1.074 tỷ đồng, trong khi đó của Sacombank lên tới 5.175 tỷ đồng. Đương nhiên, việc trích lập dự phòng được coi là cao hay thấp sẽ cần phải so sánh với quy mô cho vay của từng ngân hàng.

Tính theo tỷ lệ về quy mô dự nợ cho vay khách hàng, tỷ lệ rủi ro cho vay mà Eximbank phải trích lập là hơn 1%; trong khi đó tỷ lệ này của Sacombank ở mức cao hơn, với khoảng 1,5%.

Riêng với Sacombank, ngân hàng này đang thực hiện đề án tái cơ cấu, với thời gian thực hiện đến hết năm 2025. Theo đề án này, ngân hàng được thực hiện trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính trong thời gian thực hiện đề án. Theo đó, các khoản nợ có khả năng mất vốn ghi nhận tại thời điểm 30/6/2021 (giá trị là 3.930 tỷ đồng) đã được tính bao gồm khoản 1.923 tỷ đồng được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên năng lực tài chính theo đề án tái cơ cấu nêu trên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả