Cơ hội mua tốt nhất cho năm 2023
Chúng ta đã đi qua 2/3 chặng đường của năm 2023, nhiều nút thắt dần được tháo gỡ và có nhiều cơ hội mới đang dần mở ra trên TTCK.
Hiện nay, Việt Nam đang là nước kết hợp sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Bên cạnh đó là các quy định, nghị định mới hướng dẫn giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan đến Trái phiếu DN và thị trường BĐS.
Tổng hợp các biện pháp mà Chính phủ và NHNN đưa ra trong những tháng đầu năm có gì:
1. Chính sách tiền tệ
NHNN cắt giảm lãi suất điều hành 4 lần từ tháng 3-tháng 6/2023. Bơm ròng 61,5 nghìn tỷ đồng qua thị trường mở trong 7T2023.
NHNN đã mua vào hơn 6,3 tỷ USD (khoảng 148 nghìn tỷ đồng) trong 6T2023 để bổ sung dự trữ ngoại hối.
Các TCTD được phép gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Ngân hàng có thể mua lại trái phiếu DN chưa niêm yết được phát hành ngày 31/12/2023.
Trái phiếu: được gia hạn thời gian trả nợ, cho phép TCPH được dùng tài sản hợp pháp khác để trả nợ gốc và lãi vay.
2. Chính sách tài khoá
Đẩy nhanh đầu tư công. Vốn giải ngân đầu tư công ước 7T2023 đạt 284 nghìn tỷ đồng (~35,2% kế hoạch, +44% svck).
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất đến cuối năm 2023.
Giảm VAT 2%, giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong nước.
Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, theo sau là các công điện chỉ đạo, Nghị định sửa đổi. Xúc tiến chương trình xây dựng NOXH.
Sửa luật đất đai, luật nhà ở và luật kinh doanh BĐS.
Theo số liệu của NHNN công bố, trong 6T2023, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế là 4,7% so với đầu năm; nhưng tăng trưởng tín dụng kinh doanh BĐS tăng 14,0% cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ và NHNN đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Đây là minh chứng cho thấy những chính sách của Nhà nước đang ngấm dần vào nền kinh tế.
Sự kỳ vọng hồi phục cũng được thể hiện trên TTCK khi dòng tiền mới đổ vào thị trường và số lượng tài khoản mở mới tiếp tục gia tăng (xem thêm hình dưới)
Thanh khoản tăng mạnh so với giai đoạn đầu năm
Số lượng TKCK mở mới bắt đầu tăng trở lại
Tiền gửi NĐT tại CTCK nhích nhẹ trong Q2-2023
Từ đây ta lại có thêm kỳ vọng về những thay đổi chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong nửa cuối năm 2023 và năm 2024. Tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của TTCK.
Quý 2 là khoảng thời gian hấp thụ Chính sách – Nghị định, thì Quý 3 – Quý 4 sẽ có nhiều DN chuyển hóa từ lỗ thành lãi, mở ra câu chuyện hồi phục và tăng trường so với mức nền thấp của giai đoạn năm ngoái và đầu năm.
Có một quy tắc trên TTCK là giá giảm vì cái gì thì sẽ tăng lại vì cái đó. Vậy nên em chia các nhóm ngành theo từng chủ đề đầu tư như sau:
1. Nhóm cổ phiếu hưởng lợi chính sách
Hưởng lợi lãi suất thấp: Chứng khoán, BĐS, Nhóm có nợ vay nhiều (bán lẻ, XD – VLXD, tài nguyên cơ bản).
Hưởng lợi từ CS tài khóa: Đầu tư công (xây dựng – VLXD).
2. Nhóm kì vọng KQKD hồi phục
Tăng trưởng: CNTT, Mía đường.
Hồi phục: Bán lẻ, Thép, Tài nguyên cơ bản, Ngân hàng.
Quan điểm cá nhân: Kết hợp 2 nhóm chủ đề trên, cá nhân em đánh giá nhóm ngành có nhiều tiềm năng và còn triển vọng bao gồm: Chứng khoán, BĐS, Bán lẻ, Thép, Ngân hàng (trong khuôn khổ bài viết này không khuyến nghị cổ phiếu)
TTCK đã có đủ thời gian cho vùng đáy được xác nhận.
Thời điểm tồi tệ nhất đã qua và nhịp tăng mạnh đang còn ở phía trước. Do đó, cơ hội tốt nhất để mua cho mục tiêu cuối năm, xa hơn nữa là giai đoạn uptrend 2024 – 2025, là ngay bây giờ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận