Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ
Việt Nam được gỡ mác thao túng tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ mà không lo bị áp thuế trừng phạt từ Mỹ.
Trong báo cáo tháng 4 vừa công bố, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.
Kết quả khẳng định quá trình
Giới chuyên môn đánh giá, dù Việt Nam “dính” cả 3 tiêu chí đánh giá thao túng tiền tệ của Mỹ, nhưng lại không sử dụng thao túng tỷ giá nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Ngược lại, do những đặc thù của Việt Nam mà chính sách tiền tệ và tỷ giá thời gian qua đã được điều hành theo mục tiêu nhất quán là hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng như NHNN đã từng khẳng định. Bởi vậy, Việt Nam khó có thể bị quy kết là thao túng tiền tệ.
Bên cạnh đó, việc Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ trung tuần tháng 1/2021 không đề cập hay đề xuất Chính phủ Mỹ áp thuế, sử dụng biện pháp trừng phạt với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, các biện pháp trao đổi thẳng thắn, ráo riết và hợp tác của Việt Nam đã đem lại kết quả tích cực.
Vẫn cần thận trọng
Dù COVID-19 tại nhiều quốc gia vẫn bùng phát, với quyết tâm hỗ trợ̣ việc làm và kích thích tăng trưởng của những quốc gia/ khu vực đầu tàu kinh tế́ lớn, lạm phát kỳ vọng sẽ quyế́t định hiệu quả thực của kế hoạch “tiền tệ hóa nợ̣” cũng như, quyết định việc phân phối lại sức ảnh hưởng của USD trên toàn cầu. Theo đó, mọi quốc gia ở trong danh sách hoặc tầm ngắm điều tra thao túng tỷ giá của Mỹ, phải tiếp tục thận trọng.
Chuyên gia Tư vấn Chiế́n lược tăng trưởng Doanh nghiệp Phạm Việt Anh dẫn phân tích của ông về vấn đề này với Nikkei, hồi tháng 3 vừa qua, nhấn mạnh: “Về cơ bản, chính quyền ông Biden sẽ không để ý nhiều đến những vấn đề tiền tệ như thời ông Trump. Việc tăng lương tối thiểu và những gói kích thích kinh tế khổng lồ bên Mỹ sẽ tiếp tục tạo cơ hội tốt cho Việt Nam duy trì được xuất khẩu qua thị trường này. Tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng có thể tăng nhập siêu từ Trung Quốc, chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho trung gian sản xuất”.
Ông cũng nói thêm, với những quốc gia luôn có thặng dư thương mại với Mỹ như Việt Nam do khác biệt về có cấu, chắc chắn sẽ có chính sách tiền tệ và tỷ giá phù hợp và hài hoà với các mục tiêu xuất khẩu và thu hút FDI...
“Trong bối cảnh đầy triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu khi COVID-19 được đại chúng hóa, dù dịch tại nhiều quốc gia vẫn đang bùng phát, với quyết tâm hỗ trợ việc làm và kích làm tăng trưởng của những quốc gia/ khu vực đầu tàu kinh tế lớn, lạm phát kỳ vọng sẽ quyết định hiệu quả thực của kế hoạch “tiền tệ hóa nợ” cũng như, quyết định việc phân phối lại sức ảnh hưởng của đồng USD trên toàn cầu. Theo đó, mọi quốc gia ở trong danh sách hoặc tầm ngắm điều tra thao túng tiền tệ của Mỹ, vẫn sẽ phải tiếp tục thận trọng.
Thực tế, Việt Nam luôn duy trì chính sách tiền tệ đa mục tiêu, qua đó tính thận trọng và tỷ giá linh hoạt luôn được NHNN khéo léo vận dụng xuyên suốt thời gian qua để vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cũng như kiềm chế lạm phát...Qua việc chính phủ Mỹ tháo mác thao túng tiền tệ, NHNN sẽ có thể tùy tình hình thực tế mà điều hành chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung, cũng như gia tăng tính an toàn tài chính quốc gia, mà không phải chịu áp lực với những chế tài áp đặt một chiều từ phía đối tác thương mại",chuyên gia nói.
Theo một đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Việt Nam được tháo mác thao túng tiền tệ là tin vui lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt với khối xuất khẩu vì hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục được đẩy mạnh mà không phải lo hệ lụy chênh thặng dư thương mại song phương, đồng thời giảm rủi ro có thể bị áp thuế như những biện pháp trừng phạt từ chính quyền Mỹ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận