24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mã Thanh Danh Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cơ hội cho doanh nghiệp từ kinh tế tuần hoàn

Phát triển KTTH không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Đã có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải được các doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai áp dụng thành công, mang lại lợi ích, giá trị lớn về kinh tế cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền điện, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành một mô hình kinh doanh mới được nhiều doanh nghiệp hướng tới triển khai và là xu hướng tất yếu. Xung quanh vấn đề này nhà báo Phương Dung đã có cuộc trao đổi với ông Mã Thanh Danh- Phó TGĐ Tập đoàn Kido, Chủ tịch công ty cổ phần tư vấn quốc tế CIB- chuyên gia hệ sinh thái, Hỗ trợ Scale Up kinh doanh về Kinh tế tuần hoàn.

*VOH: Thưa ông hiện nay phát triển kinh tế tuần hoàn là một giá trị bền vững không chỉ cho xã hội mà cho cả doanh nghiệp. Chính phủ cũng đang mong muốn các doanh nghiệp chuyển hướng để theo kịp với thế giới. Vậy ông có thể chia sẻ kinh tế tuần hoàn sẽ hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

Ông Mã Thanh Danh: Hiện nay chúng ta đang cạn kiệt nguồn tài nguyên và sự ô nhiễm về môi trường, hành tinh của chúng ta đang bị đe dọa bởi những tầng ôzôn bằng biến đổi khí hậu, vai trò của kinh tế tuần hoàn nằm trong tổng thể của ESG, tức là chúng ta phải thực hành về ESG, Social, tuân thủ kinh tế xanh để tái tạo lại hiệu quả. Ví dụ vỏ chai của nước suối, nước giải khát chúng ta tái sử dụng lại và khi tái sử dụng lại thì được gì?

Ở các quốc gia khác người ta có phân loại rác, bạn sẽ bỏ những sản phẩm cần tuần hoàn, cần tái chế vào những bao riêng và những người dân khi bỏ rác vào những bao đó, họ sẽ được điểm xanh gọi là green point và được đổi lại quyền lợi từ những nhà sản xuất. Ví dụ bao nhiêu điểm xanh để được những thùng nước suối miễn phí, hoặc được bao nhiêu điểm xanh thì được tham gia vào tín chỉ carbon, những người mua sẽ trả tiền lại cho bạn, bạn mới cảm thấy lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để làm, còn khuyến khích chỉ là phong trào.

Tôi thấy ở Nhật họ có cái hay là mỗi ngày họ thu gom một loại rác khác nhau, mỗi loại rác họ sẽ cho vào một bao bì khác nhau để tuần hoàn, hôm sau họ thu gom những bao bì nhựa, rác điện tử, còn rác thực phẩm họ gom về làm phân hữu cơ và ngày khác họ lại gom rác tủy tinh, nếu bạn có rác hỗn hợp thì bạn phải trả phí riêng vì bạn không phân loại. Họ có những chính sách, chế độ, có sự phân loại và đồng bộ từ nguồn đến nơi xử lý. Chính phủ, địa phương, các nhà sản xuất đều tài trợ chương trình này thì kinh tế tuần hoàn mới thật sự là tuần hoàn.

*VOH: Thưa ông, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đều rất muốn tham gia vào kinh tế tuần hoàn nhưng họ không hiểu nhiều về kinh tế tuần hoàn. Họ không biết bắt đầu từ đâu và cảm thấy rất là khó, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất từ trước đến nay dùng tham, bây giờ không biết xử lý như thế nào. Vậy ông có thể chia sẻ kinh nghiệm, những doanh nghiệp ông đã tham quan và đã biết về sự thành công của họ khi tham gia kinh tế tuần hoàn, thưa ông?

Ông Mã Thanh Danh: Kinh tế tuần hoàn phải tiết kiệm năng lượng dùng đúng. Ví dụ nhiều nhà máy khi có người họ sẽ mở đèn, khi không có người sẽ tắt. Ngay cả máy lạnh cũng điều chỉnh tối ưu của lượng lạnh và không có người thì tắt để tiết kiệm năng lượng.

Thứ hai là khái niệm về thu hồi năng lượng, những năng lượng từ lò hơi dư ra, không thải ra được thì thu ngược lại, thu hồi năng lượng lại.

Sử dụng năng lượng tái chế, thí dụ như trước kia chúng ta đốt dầu diesel thì giảm bớt khói thải ra, dùng những vật liệu sinh khối bằng những viên nén để tạo khói và tuần hoàn, đó là ở nhà máy.

Chúng ta thường thấy ở chuỗi F&B, chuỗi cửa hàng, các nhà hàng, bình thường áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh xanh sẽ được gì? Được nhất là tiết kiệm năng lượng. Hiện nay các chuỗi cửa hàng Starbucks khi áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, họ bắt buộc những nhà thiết kế phải đạt chuẩn, thiết kế tối ưu về mặt năng lượng, tiết kiệm điện, Inverter.

Trước kia khi rác thừa họ thường bỏ đi, bây giờ sẽ không bỏ nữa mà ứng dụng vào chu kỳ kế tiếp. Starbucks rất hay, trước kia bã cafe họ phải thuê người đi đổ, phải xử lý môi trường, nhưng khi dùng kinh tế tuần hoàn thì phía trước quán ghi bã cà phê cho, và có người đến lấy, Starbucks được tình thương về môi trường. Khi có thói quen đến Starbucks lấy bã cà phê, họ không chỉ đến lấy không, mà thường thì gọi ly cà phê hay cái bánh, điều đó sẽ góp phần thêm doanh số bán hàng.

Trong nhà hàng cũng vậy, người ta làm để tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí. Những sản phẩm, thực phẩm thừa thì nên kết hợp với đơn vị khác và họ bỏ vào thùng có men vi sinh để tạo nên rác hữu cơ. Rác hữu cơ đó có thể bán được cho nhà sản xuất. Hoặc cho những người đến nhà hàng ăn và họ có nhu cầu mang về chăm sóc cây cảnh.

Trong Hiệp hội nhà hàng họ xây dựng được những nhà hàng đạt kinh tế xanh và họ quảng cáo những nhà hàng có điểm xanh để khách du lịch VN đến ăn, và nguyên tắc khách nước ngoài tới họ thấy chữ green point, người ta sẽ thích vào hơn.

Tại Hội An người ta đang gom rác thải hữu cơ từ các nhà hàng để xây dựng rác thải hữu cơ và cung cấp cho các hộ nông dân ở đó và trở thành phát triển du lịch bền vững. Một ví dụ minh chứng cho thành công của kinh tế tuần hoàn, góp phần cho đất nước, cho doanh nghiệp, môi trường và xã hội.

*VOH: Theo ông, để kinh tế tuần hoàn của Việt Nam phát triển tốt, kịp với thế giới thì nhà nước, doanh nghiệp người dân phải cùng đồng hành như thế nào?

Ông Mã Thanh Danh: Thứ nhất là quyền lợi về tài chính, phải tham gia vào sàn tín chỉ carbon, các tổ chức, Hiệp hội kinh tế tuần hoàn. Khi tham gia, ngoài việc nhận được thương hiệu được quảng bá, chúng ta còn được trả cho tín chỉ carbon, kinh tế tuần hoàn và cho các tổ chức từ thiện tham gia vào, khi họ thấy lợi ích, họ sẽ tham gia vào nhiều hơn.

*VOH: Thưa ông các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để lấy được tín chỉ cardbon dễ dàng và hiệu quả?

Ông Mã Thanh Danh: Trong sàn tín chỉ carbon qui định phải làm chung thực, làm đúng, nếu chưa biết cách làm thì nên mời các chuyên gia nước ngoài giúp. Không đặt bán tín chỉ carbon mà giúp xây dựng được tín chỉ carbon xanh, sạch, từ nguồn và tín chỉ carbon phải có giá trị, họ sẽ tư vấn cho mình. Họ sẽ kiểm định, kiểm tra việc trồng rừng có thật hay không, có phác thải không. Nhà hàng tiết kiệm được bao nhiêu so với ban đầu, chứng minh nguồn thải ra bao nhiêu và biến thành rác hữu cơ là bao nhiêu.

*VOH: Hiện nay sàn tín chỉ Carbon tại Viêt Nam chưa có, vừa rồi Chính phủ cũng đang để xuất xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon. Vậy, ông có thể chia sẻ nếu Việt Nam mở được sàn tín chỉ carbon thì có lợi gì cho các doanh nghiệp?

Ông Mã Thanh Danh: Lợi rất nhiều, thứ nhất quốc gia mình tham gia vào nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn thì chúng ta có danh sách các doanh nghiệp thực hành về cái này, người tiêu dùng sẽ tin hơn và sẽ ủng hộ nhiều hơn. Chắc chắn sẽ có lợi và sâu xa hơn nữa từ việc mua tín chỉ carbon sẽ được trả về một lượng tài chính, mặc dù không nhiều nhưng đó là phần thưởng về môi trường, về nền kinh tế tuần hoàn.

*VOH: Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Bài phỏng vấn trên VOH)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả