24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ninh Nguyễn Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cơ cấu tài chính - Điều sống còn để vượt qua khủng hoảng

Điều hi hữu xảy ra khi một doanh nghiệp đang niêm yết bất ngờ thông báo mở thủ tục phá sản. Nhiều năm doanh thu cả nghìn tỷ đồng, chỉ một năm thất bát, công ty này đã mất khả năng thanh toán.

Đó là trường hợp của CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic - SPP) doanh nghiệp này vừa bị Toà án nhân dân TPHCM ban hành quyết định mở thủ tục phá sản ngay trong khi vẫn còn niêm yết trên HNX.

Điều gì khiến SPP lâm vào hoàn cảnh éo le như vậy? Và cớ làm sao một công ty còn đang niêm yết lại bị buộc phá sản như một hình thức "chôn" người còn sống? Đó là công ty mất khả năng thanh toán cho chủ nợ khi đến hạn và các bên không đàm phán được với nhau dẫn đến chủ nợ khởi kiện ra tòa và Tòa án đã có đầy đủ bằng chứng, chứng minh điều đó.

Qua thực tế trên cho thấy, vấn đề quản trị dòng tiền doanh nghiệp là thực sự cực kỳ quan trọng. Tiền được ví như máu trong cơ thể, và dòng tiền cũng như dòng máu tuần hoàn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tắc mạch máu này, cơ thể chỉ còn đối diện với nước bị "chôn sống" mà thôi.

Dòng tiền của doanh nghiệp được chia thành 3 loại.

1. Dòng tiền hoạt động kinh doanh: Đó là dòng tiền chính từ việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty bỏ tiền nhập nguyên vật liệu, chi phí của vận hành máy móc, nhà xưởng và lao động,...cấu thành lên giá vốn của sản phẩm, từ đó thông qua việc bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng, gọi là hoạt động cung cấp sp, dịch vụ giúp công ty thu được tiền vốn và lời ( nếu có).

Dòng tiền này đối với chu kỳ doanh nghiệp ban đầu sẽ thường âm và càng về sau thì càng phải là số dương. Bán hàng mà không thu được tiền, hoặc thu không đủ bù chi phí thì coi như thất bát, càng bán càng lỗ, và tất yếu doanh nghiệp sẽ lâm nguy trong dài hạn.

2. Dòng tiền hoạt động đầu tư: Đây là dòng tiền phát sinh từ hoạt động liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn. Tiền thu - chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;

Về bản chất dòng tiền này sẽ được chi ra mạnh mẽ trong quá trình mở rộng sản xuất của DN, đầu tư vào các dự án mới, đầu tư nâng cấp thiết bị, máy móc, đầu tư góp vốn vào các đơn vị kinh tế khác,..và dòng tiền này chi ra được lấy từ các nguồn tiền khác mang lại.

DN luôn phải duy trí hoạt động tái đầu tư của mình đặc biệt tìm kiếm các cơ hội mới sau khi ngành nghề bị bão hòa.

Quyết định bỏ tiền làm dự án lớn là một trong những quyết định sống còn với DN, tiền chi ra liệu có thu về được hay không thì cần tính toán rất kỹ lưỡng tính khả thi của dự án và năng lực triển khai, xây dựng. Nhiều DN chi tiền ra làm dự án lớn trong bối cảnh thuận lợi về lãi suất nhưng đến lúc dự án hoàn thành, hàng không bán được, hoặc mất tính cạnh tranh, vậy là nhà máy đắp chiều, công trình bỏ hoang,...dẫn đến không có nguồn tiền trả nợ và chi trả các chi phí khác.

3. Dòng tiền hoạt động tài chính: bao gồm tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả cổ tức cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành; tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay…

Những doanh nghiệp lành mạnh luôn biết cách ổn định dòng tiền này. Tính toán khoản thu về - trả tiền vay một cách hợp lý, sẽ tránh đẩy DN vào tính trạng mất khả năng thanh toán.

Hơn nữa, việc duy trì một tỷ lệ tiền mặt cao cũng giúp cho DN vượt qua được thời kỳ khủng hoảng mà vẫn duy trì được quy mô hoạt động của DN, chi trả lương cho người lao động và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác.

Cash is King còn hàm ý sâu xa hơn trong việc quản trị dòng tiền cho DN, đó là với lượng tiền lớn trong tay, DN sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc nắm bắt các cơ hội M&A, thâu tóm các DN khác khi điều kiện khó khăn mà trong lúc bình thường DN sẽ không thể thực hiện được.

Ở đây, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư vì mục đích nhận thu nhập đều đặn thì thứ quan trong nhất với họ là cổ tức được trả bằng tiền mặt . Và các công ty thường phải cho cổ đông cổ tức bằng tiền mặt chứ không phải lợi nhuận kế toán.

Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. SĐT: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ninh Nguyễn Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả