menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chàng Ngốc Già

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: Bỏ lượng lấy chất

Mặc dù các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giữ một vai trò quan trọng như ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp này để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, và chính trị là một trong những ưu tiên quan trọng của Chính phủ.

Mới đây, Quyết định 22/2021/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định 58/2016/QĐ-TTg cho thấy hy vọng tiến độ được đẩy nhanh với việc chỉ ban hành tiêu chí phân loại và chú trọng đến sự phân cấp phân quyền. Nếu lấy mốc 2025 để cơ bản đảm bảo hoàn tất việc cơ cấu lại khối DNNN thì cần quyết liệt thực hiện bỏ lượng lấy chất sớm nhất có thể.

Bức tranh cơ cấu lại DNNN

Tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN đã được xem là một nhiệm vụ quan trọng kể từ Đại hội IX qua Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9. Sau 20 năm, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng việc cơ cấu lại DNNN vẫn cần phải quyết liệt hơn để thực sự có được những doanh nghiệp lớn mạnh, hiệu quả, là trụ cột của nền kinh tế.

Trong các phương án cơ cấu lại, nổi bật nhất là chuyển đổi sở hữu hay còn gọi là cổ phần hóa, sắp xếp lại, và thoái vốn. Trong số này, hoạt động cổ phần hóa có phần chững gần đây sau khi đã thực hiện cổ phần hóa hơn 600 DNNN trong gian đoạn 2011-2020. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6/2021 có 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, trong số này chỉ có 39 doanh nghiệp có tên trong danh sách 128 doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng trước đây. Như vậy, việc hoàn thành mục tiêu trong 6 tháng còn lại của năm 2021 là hầu như không thể.

Việc thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020 đã đem về cho ngân sách 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách. Riêng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thoái vốn tại 136 dno, th vè 37.185 tỷ đồng, gấp 5,5 lần giá trị sổ sách.

Những khó khăn trong việc cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại gần đây được cho là do hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều bất động sản nên không đơn giản trong việc định giá, hoặc hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các mục tiêu an sinh xã hội của địa phương.

Theo dự kiến, tiếp sau Quyết định 22/2021/QĐ-TTg, sẽ có kế hoạch tổng thể sắp xếp lại khoảng 500 doanh nghiệp cấp 1 và khoảng hơn 1000 doanh nghiệp cấp 2,3. Việc cơ cấu lại lần này nên như thế nào ?

Bài học từ SASAC ?

Dù có những điểm chưa hài hòng nhưng thế giới phải thừa nhận sự phát triển và thành công của việc cấu trúc lại các DNNN ở Trung Quốc thời gian qua. Năm 2019, Trung Quốc có 82 DNNN nằm trong bảng xếp hạng Fortune’s Global 500. Bằng cách nào Trung Quốc có được nhiều DNNN lớn và hiệu quả ?

Trung Quốc thành lập Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia (State-owned Assets Supervision and Administration Commission, SASAC) năm 2003 để quản lý các DNNN ở nước này. Lãnh đạo Trung Quốc đã quay lại và thực hiện quyết liệt chiến lược cải tổ DNNN đã có từ năm 1997 là “zhuada fangxiao”, tức “bỏ nhỏ nắm lớn”.

Theo đó, hai chiến lược là cốt lõi là sáp nhập các doanh nghiệp lớn thành các tập đoàn và tư nhân hóa hoàn toàn các doanh nghiệp nhỏ. Việc giữ lại và sáp nhập các doanh nghiệp được đánh giá trên các tiêu chí như: các doanh nghiệp phải là tiêu biểu, mang tính đại diện trong ngành, có nhiều tìm năng hoạt động hiệu quả, và có khả năng thực hiện việc cải tổ thành công.

Vào năm 2015, Trung Quốc dự định phân chia DNNN thành 2 nhóm: thương mại và công ích nhưng cuối cùng đến năm 2017, chia thành 3 nhóm là công nghiệp, đầu tư, và vận hành. SASAC hay chính phủ Trung Quốc không quản lý trực tiếp các DNNN nữa mà chỉ quản lý các tập đoàn đầu tư hay vận hành, và các tập đoàn này tham gia quản lý các doanh nghiệp riêng lẻ thông qua việc quản lý vốn.

Nhưng thành công của các DNNN Trung Quốc không chỉ ở việc sắp xếp lại, mà còn quan trọng hơn là ở cách thực hiện quản trị doanh nghiệp (governance). Các giám đốc điều hành và ban giám đốc phải ký các hợp đồng làm việc dựa trên hiệu quả của doanh nghiệp, với nhiều chi tiết đánh giá hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn vừa đánh giá chỉ tiêu ROE nhưng cũng vừa đánh giá chỉ tiêu EPS nếu DNNN đó có niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc bổ sung người chuyên nghiệp từ bên ngoài (independent directors) vào ban điều hành cũng là cách nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Việt Nam về tổ chức hiện nay cũng khá tương đồng với Trung Quốc khi có Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) được thành lập vào năm 2018 và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập vào năm 2005. Tuy nhiên với hơn 1500 DNNN cần được cơ cấu lại trong thời gian tới thì bài học từ SASAC là rất đáng để tham khảo: chỉ giữ các doanh nghiệp lớn hiệu quả và thực hiện sáp nhập để tạo ra những DNNN là đòn bẩy của nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ.

Tăng cường nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, gắn liền hiệu quả của doanh nghiệp với hợp đồng làm việc của lãnh đạo doanh nghiệp. Và ngoài ra, chính phủ quản lý DNNN dưới góc độ quản lý vốn chứ không phải quản lý tài sản.

DNNN là một thành phần không thể thiếu được của nền kinh tế, nhất là một nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Việt nam. Nhưng DNNN không cần ở số lượng nhiều, mà cần ở chất lượng và quy mô vì bên cạnh hiệu quả kinh tế, DNNN còn phải gánh thêm hiệu quả về xã hội và chính trị. Áp lực với các DNNN và ban lãnh đạo ở những nơi này là rất lớn nhưng bù lại họ cũng có được những lợi thế hay hỗ trợ và doanh nghiệp ở khu vực khác không có được.

Khi quyền lợi và trách nhiệm được quy định rõ ràng, tạo được động lực thì luôn có những người giỏi chấp nhận thử thách. Vì với thành công của DNNN thì lãnh đạo doanh nghiệp cũng thành công theo cả 3 tiêu chính: kinh tế, xã hội, và chính trị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chàng Ngốc Già

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
4 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại