24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phú Đô
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Có cần chính sách riêng biệt cho kinh tế sáng tạo?

Nhiều doanh nghiệp nội than phiền, các chính sách dành cho lĩnh vực kinh tế sáng tạo như phát thanh, truyền hình đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại.

Tại chương trình“Đối thoại 2045” giữaThủ tướng với các doanh nhân, trí thức tiêu biểu, đại diện một doanh nghiệp đề nghị Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ riêng biệt để phát triển văn hóa kinh tế sáng tạo, đồng thời kiến nghị sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trên nền tảng tôn trọng thực thi luật pháp Việt Nam phù hợp với thông lệ thế giới: tức thì, bình đẳng, không ngoại lệ.

“Có như thế, công nghiệp nội dung Việt Nam mới có năng lực canh tranh để đóng góp vào việc phát triển kinh tế văn hóa sáng tạo”, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh.

Đại diện một doanh nghiệp kiến nghị sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình trên nền tảng tôn trọng thực thi luật pháp Việt Nam phù hợp với thông lệ thế giới: tức thì, bình đẳng, không ngoại lệ.

Trước kiến nghị này, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPC) thừa nhận doanh nghiệp trong nước gặp một số khó khăn khi cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới. Tuy nhiên,cần bóc tách cụ thể từng vấn đề. Cần giải quyết không phải chỉ bằng một nghị định như trên.

“Các chính sách riêng kinh tế sáng tạo, tôi cho rằng chưa cần bởi hiện nay chúng ta đã có chính sách riêng biệt cho từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể nên việc thiết kế một chính sách chung e là không phù hợp”, ông Đồng nhấn mạnh.

Trước hết là về việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, Việt Nam gặpkhó khăn về mặt cơ chế thu thuế để tạo ra sự bình đẳng giữadoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, trongđó có các nền tảng xuyên biên giớivề nghĩa vụ nộp thuế.

ÔngĐồng nhận địnhmột số quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệptrong nước rất chặt chẽ, không còn phù hợp vàtạo ra cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Dẫn chứng cụ thể, ông Đồng lấy ví dụ về vấn đề kiểm duyệt nội dung, đăng ký trên môi trường số.Cácdoanh nghiệptrong nước phải chịu những quy định xin phép, cấp phép rất phiền hà, chưa kểđằng sauchuyện cấp phépđó còn cótiêu cực.

“Đây là gánh nặng đang đè lên doanh nghiệp trong nước và cần phải giải phóng cácdoanh nghiệptrong nước ra khỏi những gánh nặng ấy để họ thoải mái hơn trong chuyện kinh doanh”, ông Đồng nhấn mạnh.

Từ câu chuyện này, Viện trưởng IPS cho rằng các bộ, ngành cần rà soát lạixem những quy định nào đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong nước thì giải tỏa để tránh tạo nên sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

“Nhà nước chỉ có thể sửađổi, bổ sung, hoàn thiệnchính sách, môi trường pháp lý tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển, còn cạnh tranh bằng công nghệ, bằng thị trường là chuyện của doanh nghiệp,Nhà nước không có cách nào can thiệpđược”, ông Đồng nhấn mạnh.

Ông dẫn chứng, đối với một số ngành cụ thể, như mảng Big Data, cần đầu tư vào mảng giáo dục nghề nghiệp để hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệpViệt.

Có cần chính sách riêng biệt cho kinh tế sáng tạo?
Big Data, cần đầu tư vào mảng giáo dục nghề nghiệp để hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Việt.

Hay trong một số dịch vụ công của Chính phủ, có thể dùng các nhà thầu nội địa thay vì nhà thầu nước ngoài để nâng hiệu quả củadoanh nghiệptrong nước lên. Tuy nhiên, việc này phải cẩn trọngđểtránh một số rào cản về mặt kỹ thuật, chống phân biệt đối xử trong CPTPP.

Trong dịch vụ OTT, rất khóđòi hỏi các nền tảng xuyên biên giớinhư Netflix phải có các kênh truyền hình quảng bá của Việt Nam, hay phải dịch tất cả nội dung trên đó ra tiếng Việt... Ngược lại, cũng không thể bắtmột sốnhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước phải gánh những chi phí theo kiểu của Việt Nam.

"Không thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước phải đưa vào những kênh truyền hình hầu như chẳng có người xem. Đây là cơ chế thị trường, không thể áp đặt kiểu hành chính như vậy. Đối vớinhững quy định vô lýthì cần loại bỏ, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp trong nước, giúp họbình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm vớicác nền tảng xuyên biên giới”, ông Đồng nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả