menu
CNN: Nga khó có khả năng ngồi vào bàn đàm phán, bất kể ai đắc cử tổng thống Mỹ
Hùng Dũng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

CNN: Nga khó có khả năng ngồi vào bàn đàm phán, bất kể ai đắc cử tổng thống Mỹ

Nga đang theo dõi chặt chẽ chính sách của Mỹ. Đó là thông điệp mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi đến các phóng viên vào tuần trước tại Kiev khi ông trả lời một câu hỏi về thiện chí đàm phán của Mátxcơva. "Điều đó phụ thuộc vào cuộc bầu cử ở Mỹ", ông nói.

CNN: Nga khó có khả năng ngồi vào bàn đàm phán, bất kể ai đắc cử tổng thống Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Nếu thắng cử, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris dự kiến sẽ tiếp tục duy trì phần lớn các chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden, vốn kiên định ủng hộ Ukraine mặc dù có một số điểm bất đồng, như việc sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga.

Ngược lại, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump ám chỉ rằng ông sẽ ngừng hỗ trợ Kiev và tuyên bố ông có thể giải quyết cuộc xung đột "trong một ngày". Các điều khoản trong kế hoạch hòa bình do ứng cử viên phó tổng thống JD Vance của ông Trump đưa ra rất giống với danh sách các điều kiện của Nga.

Theo các nhà phân tích, dù chính sách của hai ứng viên tổng thống Mỹ về vấn đề Ukraine rất đối lập, nhưng điều đó không nhất thiết trở thành bước ngoặt trong các cuộc đàm phán hòa bình. Bởi không có gì cho thấy Nga sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, bất kể ai giành chiến thắng ở Mỹ.

“Những gì ông Trump nghĩ ông ấy có thể làm, đòn bẩy mà ông ấy có, vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm hiện tại. Nhưng tôi không nghĩ đó sẽ là một quá trình nhanh chóng”, Thomas Graham, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga và là thành viên danh dự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.

Dù bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Nga cũng đều sẽ tìm cách tận dụng những bất ổn chính trị ở Washington và phương Tây, Graham nói thêm.

Những rạn nứt đó có thể liên quan đến việc Mỹ cắt giảm kinh phí và đóng vai trò ít nổi bật hơn trong NATO, hoặc Quốc hội Mỹ bị chia rẽ,... Áp lực tài chính đối với các đồng minh châu Âu cũng có thể là một yếu tố, hoặc những rạn nứt trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khi lãnh đạo các quốc gia thành viên như Hungary và Slovakia bày tỏ quan điểm thân Nga.

“Nếu phương Tây không thống nhất, nếu họ không thể chứng minh rõ ràng rằng phương Tây và Ukraine có chung tầm nhìn về những gì họ đang cố gắng đạt được…, thì Nga không có lý do gì để xem xét lại những gì họ đang làm ở Ukraine vào thời điểm này”, Graham nói thêm.

Các chuyên gia cho biết, quy mô của cuộc xung đột quá lớn để có thể giải quyết bằng một cuộc đàm phán đơn thuần giữa Kiev và Mátxcơva. Trên thực tế, đây là một cuộc xung đột rộng lớn hơn nhiều giữa Nga và phương Tây.

Những binh sĩ Ukraine trả lời phỏng vấn CNN cho biết, ngoài lợi thế về nhân lực, Nga còn có lợi thế về vũ khí như số lượng máy bay không người lái dồi dào, máy bay quân sự và những phương tiện cho phép chiến đấu trong mùa thu và mùa đông khắc nghiệt.

Nếu ông Donald Trump đắc cử và cắt giảm viện trợ cho Kiev, Ukraine sẽ ngày càng yếu thế hơn.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ từ cả hai đảng. Nếu ông Trump "chỉ muốn buộc Ukraine từ bỏ mọi thứ để đạt được thỏa thuận với Nga, tôi không nghĩ là điều đó khả thi", ông Zelensky nói hôm 31/10.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả