menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hoàng Tuấn

Chuyện “ông xé rào” biến vùng lau sậy thành cảng biển

Ông Đoàn Duy Thành được mệnh danh là “ông xé rào” với nhiều chủ trương, quyết sách mạnh mẽ ngay trong “Đêm trước đổi mới”.

Từng là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rồi Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Đoàn Duy Thành được mệnh danh là “ông xé rào” với nhiều chủ trương, quyết sách mạnh mẽ ngay trong “Đêm trước đổi mới”. Với những quyết định táo bạo, ông đã đưa Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước những năm đầu đổi mới.

Nhìn xa cho cả đường dài

Sinh năm 1929, năm nay đã ở tuổi 92, dù sức khỏe đã yếu nhiều, nhưng ông Đoàn Duy Thành vẫn còn minh mẫn. Ông vẫn nhớ, kể rành rọt những ngày tham gia cách mạng, bị bắt giam rồi tham gia cuộc vượt ngục khỏi nhà tù Côn Đảo, những ngày ông làm lãnh đạo TP Hải Phòng, rồi làm Bộ trưởng Bộ Công thương hay khi làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

Từng là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rồi Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Đoàn Duy Thành được mệnh danh là “ông xé rào” với nhiều chủ trương, quyết sách mạnh mẽ ngay trong “Đêm trước đổi mới”. Với những quyết định táo bạo, ông đã đưa Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước những năm đầu đổi mới.

Nhìn xa cho cả đường dài

Sinh năm 1929, năm nay đã ở tuổi 92, dù sức khỏe đã yếu nhiều, nhưng ông Đoàn Duy Thành vẫn còn minh mẫn. Ông vẫn nhớ, kể rành rọt những ngày tham gia cách mạng, bị bắt giam rồi tham gia cuộc vượt ngục khỏi nhà tù Côn Đảo, những ngày ông làm lãnh đạo TP Hải Phòng, rồi làm Bộ trưởng Bộ Công thương hay khi làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

Từng là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rồi Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Đoàn Duy Thành được mệnh danh là “ông xé rào” với nhiều chủ trương, quyết sách mạnh mẽ ngay trong “Đêm trước đổi mới”. Với những quyết định táo bạo, ông đã đưa Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước những năm đầu đổi mới.

Nhìn xa cho cả đường dài

Sinh năm 1929, năm nay đã ở tuổi 92, dù sức khỏe đã yếu nhiều, nhưng ông Đoàn Duy Thành vẫn còn minh mẫn. Ông vẫn nhớ, kể rành rọt những ngày tham gia cách mạng, bị bắt giam rồi tham gia cuộc vượt ngục khỏi nhà tù Côn Đảo, những ngày ông làm lãnh đạo TP Hải Phòng, rồi làm Bộ trưởng Bộ Công thương hay khi làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng…

“Tôi đi thị sát về xã Hòa Nghĩa, huyện Kiến Thụy (nay thuộc quận Dương Kinh) về thì thấy cảnh 3 cháu nhỏ nằm đói lả trên giường. Tôi hỏi bí thư xã sao lại để tình hình như thế thì các anh ấy trả lời quẩn quanh là vì ruộng đồng kém năng suất, rồi lại đổ cho nông dân bỏ ruộng, lười lao động… Tôi nói tài xế của mình về nhà lấy gạo, nấu cơm ngay cho bọn trẻ. Cán bộ xã sợ quá, vội xin lấy gạo kho hợp tác xã để cứu đói cho dân”, ông Thành nhớ lại.

Tâm lý trì trệ không chỉ trong nhân dân mà còn quá nặng nề trong suy nghĩ của những cán bộ ở nhiều địa phương. Có lần ông Đoàn Duy Thành về kiểm tra tình hình tại một xã, bí thư xã nhiệt tình mời ông về nhà báo cáo: “Tôi rất tự hào trên 30 năm tham gia cách mạng, đến nay tôi cũng chỉ có một gian nhà tranh, vách đất và cái giường ba xà…”. Ông Thành lập tức nói: “Tôi tưởng đồng chí khoe với tôi là cả xã đều có nhà xây, có tiện nghi… và đồng chí cũng vậy thì mới đáng tự hào. Chứ hoà bình bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn nghèo như thế này là chúng ta dốt, ai còn theo chúng ta…”.

Quyết tâm đổi mới, ông về tỉnh Vĩnh Phúc học hỏi mô hình “khoán hộ” của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. Ông quyết tâm tham mưu với lãnh đạo Trung ương và thành phố là phải thay đổi cách quản lý nông nghiệp thì mới có thể làm chuyển biến tình hình.

“Tôi đem vấn đề này bàn với Bí thư Thành ủy Bùi Quang Tạo và được ông Tạo đồng tình, ủng hộ. Chúng tôi đã trao đổi nhiều lần và xây dựng dự thảo nghị quyết về “khoán sản” trong nông nghiệp. Tuy nhiên, “khoán” vẫn là vấn đề “tối kỵ” khi đó. Thành ủy nhiều lần họp nhưng vẫn chưa nhận được sự thống nhất cao. Bí thư Tạo và tôi chủ trương cùng với công tác vận động để tạo sự đồng thuận trong nội bộ, phải cho một huyện ra nghị quyết trước, để lấy ý kiến từ cơ sở, sau đó Thành ủy sẽ ra nghị quyết chính thức”, ông Thành nhớ lại.

Và huyện Đồ Sơn được chọn để làm trước, sau đó tháng 8/1980, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết 24 về khoán trong nông nghiệp. Ý Đảng hợp với lòng dân đã nhanh chóng được hiện thực hóa trong đời sống. Nhân dân hồ hởi đón nhận và lao động hăng say trên “mảnh ruộng của mình”, năng suất được tăng cao, không còn tình trạng hàng năm phải lên Trung ương xin gạo, xin mì.

Năm 1986, hàng hóa khan hiếm, lạm phát phi mã tới 780% năm, nền kinh tế trong nước đứng trên bờ vực thẳm. Để kiềm chế lạm phát, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến, Việt Nam cần phải có 1,7 - 3 tỷ USD. Tại thời điểm đó, số tiền vài tỷ USD là vượt quá khả năng của nền kinh tế. Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, ông Đoàn Duy Thành đã cho nhập khẩu 160 tấn vàng, lãi hơn 1 tỷ USD, góp phần giảm lạm phát từ 780%/năm xuống còn 67% vào năm 1990.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại