menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Đức Hùng Linh

Chuyên gia: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung và kịch bản khả thi trong cuộc chiến thương mại

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa ngã ngũ và xem ra ngày càng đi xa hơn. Xét về tương quan lực lượng giữa 2 nước, Mỹ có lợi thế vượt trội hơn ở Thương mại, Công nghệ, Đầu tư, Liên minh kinh tế, quân sự. Tuy nhiên Trung Quốc cũng có những điểm mạnh riêng khiến Mỹ không dễ đối phó...

Quốc gia đông dân nhất thế giới đang có trong tay 3 "vũ khí" rất lợi hại mà mỗi khi "tung chiêu" đều khiến Donald Trump cũng như bất cứ người đứng đầu Nhà trắng nào cũng phải đau đầu, đó là:

1. Nắm giữ nhiều tài sản của Mỹ (trực tiếp là trái phiếu, gián tiếp là các bất động sản, tổ chức tín dụng), vì vậy Trung Quốc có thể sử dụng các tài sản này làm công cụ để phá giá hoặc gây bất ổn cho thị trường tài chính Mỹ.

2. Nhập siêu dịch vụ từ Mỹ nên Trung Quốc có thể trả đũa vào nhập khẩu dịch vụ khiến các công ty Mỹ phải hứng chịu đòn đau.

3. Trả đũa vào các công ty FDI của Mỹ tại Trung Quốc.

Ngoài ra Trung Quốc còn có 1 điểm lợi thế mềm đó là thể chế. Trong chiến tranh, thể chế 1 đảng dễ tạo ra sự đồng thuận và hạn chế được những xáo trộn trong xã hội. Cuộc chiến thương mại càng kéo dài, thể chế này càng có cơ hội chiến thắng (ví dụ căng thẳng Nga – Mỹ dưới thời tổng thống Obama), trừ phi các tác động kinh tế của chiến tranh thương mại khiến Trung Quốc có bất ổn trầm trọng, bùng phát nội chiến, ly khai … nhưng khả năng này cực kỳ khó xảy ra và nếu có thì phải mất một thời gian vô cùng dài.

Chuyên gia: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung và kịch bản khả thi trong cuộc chiến thương mại

Đánh giá các khả năng trả đũa bằng kinh tế của Trung Quốc:

1. Phá giá đồng nhân dân tệ (CNY): Hiện tại các tín hiệu từ PBOC cho thấy Trung Quốc vẫn chưa phá giá CNY. Sự sụt giảm mạnh về giá trị của CNY thời gian qua là do các yếu tố tâm lý thị trường trong khi tỷ giá tham chiếu CNY do PBOC ấn hành vẫn giữ khoảng cách lớn và thấp hơn tỷ giá thị trường.

Hy vọng cho một cuộc đàm phán thương mại tiếp theo giữa hai cường quốc kinh tế này vẫn còn và Trung Quốc cũng ưu tiên ổn định tâm lý thị trường nên PBOC chắc chắn sẽ chưa phá giá CNY. Trừ phi không còn hy vọng nào và chiến tranh thương mại nổ ra toàn diện thì việc chủ đích phá giá CNY có thể sẽ được tiến hành.

Lúc này không chỉ Mỹ mà các đồng minh sẽ xếp Trung Quốc vào thao túng tiền tệ, có thể gia tăng các biện pháp trừng phạt khác với hàng hóa Trung Quốc. Tâm lý người dân Trung Quốc sẽ hoang mang, bất ổn xã hội tăng. Việc phá giá CNY vì vậy lợi bất cập hại cho phía Trung Quốc.

2. Phá giá tài sản Mỹ: gây bất ổn trực tiếp cho thị trường tài chính tiền tệ Mỹ là một lời tuyên chiến với cả nước Mỹ, làm gia tăng ủng hộ của người Mỹ với Donald Trump. Quy mô bất ổn có thể tạo ra với 1.100 tỷ USD trái phiếu sẽ không lớn. Trái phiếu chính phủ Mỹ hiện là kênh đầu tư an toàn, sinh lời nhất (so với trái phiếu Nhật và Đức có lợi tức âm), nên nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn bất ổn, sẽ luôn lớn.

Trung Quốc bán ra sẽ có người mua, bán càng rẻ càng nhiều người mua. Hơn thế nữa, tự phá giá TPCP Mỹ tức là tự phá giá các tài sản đang nắm giữ của chính Trung Quốc. Với kinh tế Mỹ đang hồi phục tốt, việc bán tháo bất động sản hay siết cho vay tiêu dùng (thông qua các chân rết là công ty BĐS và tổ chức tín dụng của Trung Quốc tại Mỹ) cũng khó tạo hiệu ứng mạnh. Rủi ro tài chính và pháp lý cho các hành động này cũng rất cao.

3. Tạo rào cản với nhập khẩu dịch vụ Mỹ: đây là biện pháp tương đối khả thi và phù hợp để trả đũa. Định hướng mua sắm tài sản công, tạo dư luận bài trừ Mỹ, chỉ đạo các doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ Mỹ … là những việc trong tầm tay của Trung Quốc. Vận tải, du lịch, thương hiệu sẽ là những mảng dễ tấn công nhất. Công nghệ, ngược lại, phía Mỹ đang muốn siết và không bán cho phía Trung Quốc.

4. Gây khó dễ cho doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc: việc này có thể đã được tiến hành. Tuy nhiên cần lưu ý rằng kinh tế Mỹ là kinh tế tiêu dùng trong khi Trung Quốc mới bắt đầu dịch chuyển từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Vì vậy, đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc không có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.

Chuyên gia: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung và kịch bản khả thi trong cuộc chiến thương mại

Trong 4 khả năng trả đũa, khả năng 3 và 4 là cao nhất. Tuy nhiên tổng quy mô dịch vụ gồm 59 tỷ USD xuất khẩu dịch vụ và 55 tỷ USD doanh số dịch vụ từ thị trường Trung Quốc vẫn là nhỏ so với mức tổng thâm hụt thương mại hàng hóa (419 tỷ USD). Quy mô trả đũa thực tế và tác động đến kinh tế Mỹ cũng sẽ bị hạn chế. Quý 1/2019 kinh tế Mỹ vẫn tăng tới +3.2% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm mạnh -26% (tính trong 6 tháng: từ 10/2018 đến 3/2019 so với cùng kỳ), do Mỹ còn nhiều thị trường lớn khác để bù lại (cùng thời gian này xuất khẩu sang EU tăng +10%).

Như vậy với khả năng trả đũa Mỹ bằng kinh tế là không thể thay đổi được cục diện, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận thua? Nhưng thua như thế nào, hiện tại chưa thể xác định vì lãnh đạo Trung Quốc không thể để mất thể diện, cũng như không thể xác định được các biện pháp kiềm chế khác mà Donald Trump có thể áp dụng (như trường hợp Huawei và ZTE).

Trung Quốc có thể chọn phương án cứng rắn trong đàm phán, chấp nhận thua “cứng”, tức là chịu thiệt hại kinh tế mà không nhân nhượng để chờ thời cơ thắng “mềm” ở kỳ bầu cử tại Mỹ. Đây là một lựa chọn rủi ro, bởi vì: (1) lưỡng đảng Mỹ đều đã nhận thức và cùng quan điểm muốn kiềm chế Trung Quốc; (2) nếu cũng thua “mềm”, thiệt hại cho Trung Quốc sẽ rất lớn do phản ứng khốc liệt của Donald Trump. Tuy nhiên ở thời điểm này đây có thể là lựa chọn khả dĩ nhất cho Trung Quốc.

Bảng so sánh một số tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc:

Chuyên gia: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung và kịch bản khả thi trong cuộc chiến thương mại
Chuyên gia: Tương quan lực lượng Mỹ - Trung và kịch bản khả thi trong cuộc chiến thương mại
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Đức Hùng Linh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả