Chuyên gia lý giải sự thật sau chiều 30 Tết năm nay có tới 8 năm liên tiếp sẽ đón Giao thừa vào đêm 29 Tết
Có một sự thật ít người biết là sau đêm 30 Tết năm nay chúng ta sẽ phải chờ tới năm 2033 mới được tận hưởng cảm giác của ngày 30 Tết thật sự. Nghĩa là 8 năm liên tiếp, tính từ năm 2025 đến năm 2032, chúng ta sẽ đón Giao thừa vào đêm 29 Tết. Chuyên gia Phong thủy – Master Phùng Phương sẽ giải thích điều "kỳ lạ" này.Vì sao 8 năm tới không có ngày 30 Tết
Gần đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều về việc sau đón Tết 2024 năm nay sẽ có những năm liên tiếp không có ngày 30 Tết.
Ngày 30 Tết là ngày kết thúc của năm cũ và đang bước sang năm mới. Trong ngày 30 Tết nhà nhà chuẩn bị mâm lễ cúng Tất niên và lễ cúng Giao thừa. Năm nay ngày 30 Tết Nguyên đán (theo lịch vạn niên) có đủ 30 ngày. Như vậy năm Quý Mão 2023 sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng Chạp - tức thứ Sáu, ngày 9/2/2024 dương lịch.
Chúng ta đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vẫn có Giao thừa vào đêm 30 Tết. Nhưng có một sự thật ít người biết rằng sau đêm 30 Tết này chúng ta sẽ phải đợi thêm 9 năm nữa mới được tận hưởng cảm giác của ngày 30 Tết thật sự.
Chuyên gia Phong thủy - Master Phùng Phương lý giải việc 8 năm tới chúng ta sẽ đón giao thừa vào đêm 29 Tết. Ảnh: PTPG.
Nguyên nhân là từ sau năm 2024 trở đi chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào đêm 29 Tết - điều này xảy ra liên tiếp trong 8 năm (từ 2025 - 2032), bởi tháng Chạp chỉ có 29 ngày.
Nghĩa là đến tận năm 2033 chúng ta mới tiếp tục có ngày 30 Tết thực sự. Đồng nghĩa với việc 8 năm liên tiếp sắp tới chúng ta chỉ có ngày 29 Tết, và bữa cơm đoàn viên chiều 30 Tết của các gia đình sẽ diễn ra vào chiều 29 Tết.
8 năm sắp tới chúng ta không có ngày 30 Tết thực sự, bữa com đoàn viên và đón Giao thừa sẽ rơi vào 29 Tết. Ảnh internet.
Vì sao lại có sự bất thường không có ngày 30 Tết thực sự?
Chuyên gia Phong thủy – Master Phùng Phương chia sẻ: Giao thừa rơi vào ngày 30 Tết nếu là năm đủ. Năm Quý Mão 2023 kết thúc vào ngày 30 tháng Chạp - nghĩa là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 chúng ta vẫn có ngày 30 Tết.
Với những năm thiếu thì khoảnh khắc này đến khi ngày 29 Tết kết thúc.
Việc gần 1 thập kỷ nữa mới có ngày 30 Tết là do điều này liên quan tới thuật toán tính lịch Âm.
Khác với tính lịch Dương (dương lịch) dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt trời (làm tròn là 365 ngày, mỗi tháng có 30, hoặc 31 ngày).
Trong lịch Âm (âm lịch), số ngày trong tháng được tính dựa trên chu kỳ Mặt trăng trong mối tương quan với Trái đất và Mặt trời.
Thời điểm 3 thiên thể này nằm thẳng hàng theo thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời - người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng, đó là ngày mùng 1 (gọi là ngày sóc).
Thời điểm 3 thiên thể này nằm thẳng hàng theo thứ tự Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời, đó là thời điểm trăng tròn - ngày rằm (15 âm lịch - còn gọi là ngày vọng) chưa chắc đã trúng vào lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày sóc.
Thời gian Mặt trăng từ tròn đến khuyết có chu kỳ bình quân 29, 53 ngày. Trong khi đó số ngày của mỗi tháng bắt buộc phải là số chẵn - bởi thế nên mới dẫn đến trong âm lịch có tháng thừa, tháng thiếu.
Cũng theo Chuyên gia Phong thủy – Master Phùng Phương, hiện tượng 8 năm liên tục tháng Chạp thiếu (chỉ có 29 ngày) như đã nói ở trên chỉ là một sự trùng hợp. Hiện tượng này ít được biết đến và rất thú vị, nhưng không hẳn là quá hiếm. Chẳng hạn, như từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020) đã có liên tiếp 5 năm có tháng Chạp đủ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận