menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hùng Dũng

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: RCEP giúp tăng khả năng tiếp cận sâu tới các thị trường cho doanh nghiệp Việt

Đối với các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đã có hầu hết các hiệp định song phương và đa phương. Tuy nhiên, khi nói đến tính đồng đều và đa phương thì lại chưa có tính chung nhất và cao nhất. Vì vậy, với RCEP- đây là bước tiếp tục của các Hiệp định mà Việt Nam ký trước đó với các quốc gia trong khu vực nhưng nó mang tính đồng đều hơn, sâu rộng hơn với các điều kiện mở cửa thị trường cũng như các điều kiện khác được quy định một cách cụ thể hơn.

Trong đó, các thỏa thuận mang tính cộng đồng hơn giữa các quốc gia trong khu vực với nhau. Chính vì vậy, RCEP không chỉ nâng cao vị thế của ASEAN với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mà còn nâng cao vị thế của từng quốc gia trong khối với các quốc gia khác. Đặc biệt, là vị thế của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định này được nâng cao hơn bởi năm 2020 Việt Nam với vai trò Chủ tọa luân phiên của Hiệp định RCEP. Việt Nam đã phát huy rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, phát huy vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN để đạt được thành quả là việc ký kết Hiệp định RCEP này.

Cam kết này không còn là cam kết giữa 2 quốc gia với nhau mà là cam kết quốc tế giữa hàng loạt các quốc gia với nhau. Do đó, tính cam kết mở cửa cũng như tính thực thi của Hiệp định sẽ rộng hơn và sâu hơn so với các hiệp định song phương hoặc hiệp định ASEAN với các quốc gia đó.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, rõ ràng cơ hội được cải thiện đáng kể. Việc tiếp cận thị trường mang tính bền vững hơn, không có sự cạnh tranh mang tính bất bình thường. Việc mở cửa thị trường mang tính sâu hơn, rộng hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam được quyền tham gia vào thị trường các quốc gia trong khu vực kể cả dưới góc độ thương mại cũng như đầu tư. Điều này làm cho khả năng tiếp cận về cả thị trường xuất khẩu và nhập khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, các quốc gia mạnh trong Hiệp định sẽ là người chi phối. Việc này có thể có, nhưng theo tôi, Việt Nam là một trong các quốc gia ký Hiệp định, và rõ ràng, chúng ta dã cân nhắc lợi ích cũng như nghĩa vụ và quyền lợi của chúng ta với ASEAN.

Đặc biệt, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand... Trong các FTA đã có trước đây, không ít sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Mặt khác, chúng ta cũng đã có những bài học quá đắt giá về việc một số ngành nghề hay doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc một số thị trường, đặc biệt là phụ thuộc nguồn cung cấp đầu vào của Trung Quốc, nhưng với Hiệp định này Việt Nam có thể tham gia một cách bình đẳng, các doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm nguồn hàng không chỉ ở Trung Quốc mà còn từ các quốc gia khác với điều kiện tương tự.

Điều này rõ ràng đem lại những lợi ích rất lớn cho cả nền kinh tế và doanh nghiệp.

Link Nguồn
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại