"Chuyên gia gì mà toàn nhìn vĩ mô qua cái chart?"
Ơ này, đừng có đùa với cái biểu đồ nhé. Hôm 7/9 nhìn biểu đồ thấy mẫu hình xấu, nên nghĩ bụng sao tự nhiên biểu đồ lại kể chuyện tiêu cực lúc này nhỉ? Rồi ngồi ngó các yếu tố có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường, cuối cùng moi ra một đống những cái xấu mà vừa rồi thành hiện thực hết.
Từ phiên 7/9 đến tầm 2 tuần sau đó, nhìn cách giao dịch của thị trường và vài điều trên biểu đồ, thấy đây là kiểu kéo xả nên quyết không vào, kiên trì chờ chiết khấu tầm trên 10% mới vào. Loằng ngoằng lại ăn to kk.
Bạn có bao giờ dừng lại vài giây và tự hỏi: "tại sao mình nghiên cứu cơ bản rất sâu như vậy mà đánh chứng chục năm vẫn phát nổ phát xịt, tăng NAV rất chậm, thậm chí còn phá sản tới vài lần?" Rất có thể thứ bạn đang thiếu chính là kỹ năng đọc tâm lý thông qua nghiên cứu biểu đồ.
Cụ O'Neil từng nói rằng: "Biểu đồ kể cho bạn nghe “câu chuyện về cổ phiếu”. Nhiều người coi biểu đồ là thứ gì đó quá huyền bí hoặc coi nó như một kiểu xem bói hiện đại. Thực ra biểu đồ không có gì khác ngoài sự thể hiện trực quan về những thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Biểu đồ không có gì huyền bí hay đáng sợ. Điều đó đặc biệt đúng khi bạn hiểu được rằng biểu đồ thực hiện một điều đơn giản: Chúng kể cho bạn một câu chuyện về cổ phiếu. Chúng đạp lên tất cả những tin đồn, những tiêu đề báo chí nổi bật và những quảng cáo thổi giá, để vẽ nên một bức tranh khách quan về những gì đang thực sự xảy ra với một cổ phiếu".
Còn rất rất nhiều những chia sẻ của các bậc thầy đều nói về tầm quan trọng của biểu đồ:
"Biểu đồ cổ phiếu đơn giản chỉ là cảm xúc và tâm lý của con người thể hiện bằng hình ảnh. Nó là hình ảnh đại diện hoàn hảo về nỗi đau và niềm sung sướng mà hàng ngàn cổ đông của một cổ phiếu phải trải qua trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng hãy hiểu điều này - nếu bạn là chuyên gia trong việc dự đoán tương lai thông qua các mẫu hình biểu đồ, bạn đã thông minh hơn bất kỳ chuyên gia nào trong ngành công nghiệp đó. Bạn sẽ có thể thấy xu hướng cụ thể của ngành và công ty trước cả CEO."
"Hãy đầu tư vào một biểu đồ tuyệt vời trước, và hãy xem đi, rồi đây một câu chuyện tuyệt vời sẽ đột nhiên xuất hiện. Hoặc tốt hơn nữa, hãy đầu tư vào một biểu đồ tuyệt vời với một câu chuyện chưa được khám phá và bạn sẽ bước đi hiên ngang trên con đường làm giàu. Dù tốt hay xấu, đừng quan tâm đến công ty hay quốc gia. Chỉ cần quan tâm đến mức giá chiến thắng và cổ phiếu chiến thắng".
"Bằng cách nắm vững các mẫu hình cổ phiếu và cảm xúc bên trong chúng, bạn sẽ có thể đưa ra dự đoán đáng tin cậy về cách số đông phản ứng. "
"Trong khi 99% các nhà đầu tư khác dành ra hàng giờ quý giá để thu thập các bài báo, báo cáo và thông cáo báo chí cho mỗi cổ phiếu quan tâm, bạn sẽ tìm được hầu hết những gì cần biết trong vòng hai giây nhìn lướt qua tâm lý phản ánh trên biểu đồ."
"Biểu đồ vẽ nên bức tranh toàn cảnh vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi “câu chuyện” cơ bản trở nên rõ ràng với một người bình thường, bạn nên tìm kiếm không mệt mỏi những mẫu biểu đồ mạnh mẽ nhất mà thị trường cung cấp. Và chỉ SAU KHI bạn nhìn thấy một mẫu biểu đồ bom tấn, bạn mới nên bắt đầu tìm kiếm các nguyên tắc cơ bản bom tấn, là xúc tác để thúc đẩy mạnh mẽ giá cổ phiếu. Làm theo bất kỳ cách nào khác đều hoàn toàn là tự tay bóp chết thành công của chính mình."
Có hàng trăm kiểu phân tích biểu đồ, hàng nghìn loại chỉ báo kỹ thuật được người ta vẽ ra, được gọi chung tất cả là phân tích kỹ thuật. Cái đống hổ lốn này làm cho mọi người rối trí vì tính kém hiệu quả, thậm chí không nói quá là toàn gây thua lỗ nếu như không được kết hợp với phân tích xúc tác cơ bản/triển vọng ngành, vĩ mô, nhiều người thì lạm dụng biểu đổ để giao dịch quá ngắn hạn dẫn đến không có hiệu quả... Do đa số đều dùng biều đồ sai cách, nên cứ nhắc đến phân tích biểu đồ là bị ác cảm.
Nhiều ông thấy tui hay post biểu đồ là phán luôn: "lại một tay chartist", "lại phân tích vĩ mô/đoán tương lai doanh nghiệp qua cái biểu đồ", "nhìn cái biểu đồ mà bảo đỉnh rồi/đáy rồi... thật nhố nhăng".
"Nhưng hãy hiểu điều này - nếu bạn là chuyên gia trong việc dự đoán tương lai thông qua các mẫu hình biểu đồ, bạn đã thông minh hơn bất kỳ chuyên gia nào trong ngành công nghiệp đó."
Và hãy nhớ là để dùng được biểu đồ có hiệu quả, phải kết hợp với nghiên cứu xúc tác cơ bản/vĩ mô, quản trị rủi ro, quản trị danh mục (cắt bỏ cổ yếu, nắm giữ cổ mua đúng, chốt lãi khi bị phân phối...), nếu không, hiệu quả còn thua trường phái đầu tư theo hệ tâm linh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận