Chuyên gia dự báo thị trường chứng khoán Mỹ đã qua thời gian khó khăn nhất
Nỗi sợ thực sự lớn trên phố Wall đã không còn nữa và ở mức độ bất ổn như hiện tại, thị trường cũng sẽ không tăng quá cao và không giảm quá sâu.
Khi mà chỉ còn không đầy 5 tuần nữa sẽ đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chuyên gia Mona Mahajan thuộc Allianz Global Investors dự báo rằng khoảng thời gian suy giảm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ đã ở phía sau.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư của Allianz Global Investors nói: “Nếu chúng ta đón nhận kết quả bầu cử gây tranh cãi, yếu tố bất ổn đó sẽ tác động mạnh đến thị trường”.
Tính từ kỷ lục thiết lập ngày 2/9/2020, chỉ số Nasdaq, chỉ số của cổ phiếu các công ty công nghệ, đã giảm gần 11%.
Khi được hỏi liệu thị trường có thể tăng đến đâu, bà Mahajan dự báo: “Thị trường sẽ tăng thêm 5 hay 10%? Hãy nên nhớ trong đầu rằng chỉ số Nasdaq đã tăng đến 75% trong khoảng thời gian từ 23/3/2020 cho đến ngày 2/9/2020”.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 hiện thấp hơn 8% so với mức đỉnh cao chưa từng có thiết lập vào ngày 2/9/2020.
Bà Mahajan tuy nhiên lo sợ chỉ số S&P 500 có thể tạm thời giảm khoảng từ 5 đến 7%: “Chúng tôi cho rằng thị trường hoàn toàn có thể điều chỉnh trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2021”.
Bà Mahajan cho rằng cổ phiếu các công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi nhiều nhất bất luận kết quả bầu cử như thế nào: “Cả hai đảng đều cam kết sẽ đầu tư mạnh vào hạ tầng. Chỉ số PMI và các dữ liệu sản xuất cũng đang hỗ trợ quan trọng cho cổ phiếu công ty thuộc nhóm công nghiệp.
Bà khẳng định nhà đầu tư nên cẩn trọng với cổ phiếu công nghệ, đặc biệt cổ phiếu của những công ty cung cấp ứng dụng họp trực tuyến bởi theo bà nhóm cổ phiếu này chỉ tăng trừ khi có đợt phong tỏa lần thứ 2.
Tình hình thị trường việc làm Mỹ gần đây đối diện với nhiều khó khăn.Theo Wall Street Journal, số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp lần đầu trong tuần gần nhất tại Mỹ tăng lên mức 870.000 người, cao hơn khá nhiều so với con số 866.000 người của một tuần trước đó.
Tổng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ như vậy vẫn cao hơn so với kỳ trước đại dịch Covid-19, thế nhưng giảm đáng kể nếu so với con số 7 triệu người/tuần vào tháng 3/2020.
Ở thời điểm tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vọt tăng lên sát mức gần 15%, tuy nhiên đến tháng 8/2020, tỷ lệ thất nghiệp đã rớt xuống chỉ còn 8,4% nhờ vào việc tốc độ tuyển dụng tăng lên đáng kể khi kinh tế phục hồi và các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo được gỡ bỏ.
Tuy nhiên từ sau đó đến nay, tốc độ tuyển dụng đã chậm lại đáng kể. Việc số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đi ngang trong tháng 9/2020 cho thấy thị trường việc làm chững lại.
Tỷ lệ người lao động bị sa thải hiện đang ở mức độ cao. Một số chủ lao động từng cố gắng không đuổi người ở thời điểm đầu dịch giờ đang không còn khả năng chịu đựng hơn nữa và buộc phải sa thải bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân quá yếu.
Việc số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng vọt trong mùa hè khiến cho giới chức buộc phải tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và giới chủ sa thải người lao động. Nhiều doanh nghiệp trước đó đã nhận được trợ cấp từ chính phủ để không đuổi người đã lập tức làm điều này khi họ tiêu hết tiền. Ngày 2/10/2020, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo về thị trường lao động tháng 9/2020.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận