24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Việt Bách
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyên gia: Để "đứt gãy" thị trường xăng dầu, trái phiếu là thể hiện sự yếu kém trong quản lý của nhà nước

Tại Hội thảo Hội thảo Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ - CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu tổ chức sáng nay 14/2, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định, trong thời gian vừa qua để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu, trái phiếu thể hiện yếu kém trong quản lý nhà nước.

Cụ thể, ông Cung cho rằng, có nhiều người nói thị trường xăng dầu, trái phiếu đứt gãy là lỗi do năm 2022 có dị biệt, có phát sinh tình huống. Nhưng chúng ta đã qua nhiều chiến tranh rồi, phải ứng phó trước nhiều tình huống nên đừng đổ lỗi cho ngoại cảnh.

"Trước kia, có những lúc dầu thô lên 140 USD chứ không phải năm 2022 mới cao. Nhưng trước đây, Chính phủ xử lý khác, cách điều hành cũng khác, thông tin không ra ngoài công chúng, các bộ không "đá bóng lẫn nhau" như vừa rồi. Tôi cho rằng thời gian vừa rồi, việc các bộ đổ lỗ lẫn nhau rất thiếu trách nhiệm", TS Nguyễn Đình Cung nói.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, đừng nên nhảy vào tuyên bố sẽ làm thế này, làm thế kia. Các Bộ trưởng, trưởng ngành cần rút kinh nghiệm và cần thay đổi lại

"Trong những lúc nước sôi, lửa bỏng của thị trường xăng dầu, thị trường trái phiếu, các Bộ trưởng, trưởng ngành cần lắng nghe doanh nghiệp, lắng nghe chuyên gia, không nên tuyên bố xử phạt, dùng mệnh lệnh. Đừng nên nhảy vào tuyên bố sẽ làm thế này, làm thế kia. Các Bộ trưởng, trưởng ngành cần rút kinh nghiệm và cần thay đổi lại", ông Cung nói.

Về vấn đề của ngành xăng dầu, TS Cung nói, tư duy điều hành giá là lấy Nhà nước quyết định giá bán cuối cùng. Mấu chốt điều hành là lấy quá khứ méo mó để làm khung điều hành cho hiện tại và tương lai. Ngay cả quá khứ không méo mó thì cũng không hợp lý để điều hành.

"Những chi phí cuối cùng đẩy vào giá trong nước, cho nên nói nếu không quản thì giá lạm phát, đây là lập luận phi lý vì chi phí đẩy đẩy vào hết giá thành nên nếu quản lý thêm chi phí nữa như lưu thông bắt buộc, quỹ bình ổn giá, bộ máy điều hành, chi phí về thuế… Nếu lo lạm phát thì giảm thuế đi, cái này tác dụng hơn nhiều so với những thứ chúng ta đang làm", ông Cung phân tích.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả