Chuyên gia đánh giá những đồng tiền ‘tệ nhất’ vào năm 2021
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phân tích của Trường quản lý tài chính cấp cao Mikhail Kogan trong một cuộc phỏng vấn với tờ Prime của Nga, đã hẽ lộ những đồng tiền “tệ nhất” vào năm 2021.
Theo đó, ông Kogan lưu ý rằng hầu hết các loại tiền đều dễ bị suy yếu trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang mua lại tài sản và giảm tỷ giá. Các loại tiền tệ “trú ẩn” an toàn truyền thống như đồng Yên Nhật Bản và đồng Franc Thụy Sĩ cũng gặp rủi ro.
“Trong danh mục tiền tệ dự trữ, chúng ta có thể nói về tính phổ biến và sự suy yếu của đồng USD trong những tháng tới”, chuyên gia này nói.
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng nền kinh tế khu vực đồng Euro bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 hơn so với khu vực của Mỹ. Do đó, đồng Euro là một trong những ứng cử viên có khả năng suy yếu.
Theo chuyên gia này, không phải mọi thứ đều rõ ràng với các loại tiền tệ “trú ẩn” an toàn vốn phát triển trong thời kỳ rủi ro kinh tế. Do đó, nếu nền kinh tế bắt đầu phục hồi, đồng Yên Nhật Bản và đồng Franc Thụy Sĩ có thể được chuyển thành các tài sản rủi ro. Ngoài ra, bảng Anh có thể gặp khó khăn và bị chìm xuống trong một thời gian.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Ruble của Nga có cơ hội mạnh lên. Đồng tiền của Nga có thể mạnh lên nếu các lệnh trừng phạt gia tăng và dầu tiếp tục tăng giá.
Trước đó, Phó Giáo sư Diana Stepanova đã dự đoán tương lai của đồng tiền Nga trong trường hợp đồng USD sụp đổ. Bà tin rằng trong trường hợp đồng USD giảm giá ngắn hạn, vỡ nợ ở Mỹ, hoặc một cuộc cải cách tiền tệ hành chính bất ngờ ở Mỹ, thì đồng ruble sẽ giảm mạnh cùng với tỷ giá hối đoái của các nước đang phát triển khác.
Trong khi đó, giới phân tích dự báo xu hướng mất giá của đồng USD sẽ tiếp tục trong năm 2021. Tỷ giá đồng USD đang ở ngưỡng thấp nhất gần 3 năm, trong bối cảnh giới đầu tư rót tiền trở lại vào những tài sản có độ rủi ro cao hơn.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ING nhận định trong một báo cáo được hãng tin CNBC trích dẫn, “Xu hướng mất giá của USD có thể khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lo ngại. Tuy nhiên, do bản chất mất giá trên diện rộng của USD, bao gồm trượt giá so với các đồng tiền của khu vực châu Á, nên tỷ giá của Euro dựa trên tỷ trọng thương mại nói chung không có nhiều biến động”.
Chuyên gia kinh tế trưởng Jonas Goltermann của Capital Economics cho rằng, từ khi đại dịch xuất hiện, xu hướng dịch chuyển sang các tài sản rủi ro ngày càng có quan hệ chặt chẽ với diễn biến tỷ giá USD, trong bối cảnh lãi suất chính sách và lợi suất trái phiếu chính phủ tương đối ổn định ở mức thấp trên khắp thế giới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận