24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lã Thu Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyên gia: Cơn “Gió” nào sẽ tạo nên “Sóng” cảng biển và logistic?

Sóng bắt đầu từ gió! Và những cơn gió nào sẽ tạo nên con sóng ngành Cảng biển và Logistic?

Tất cả các nhà đầu tư chứng khoán trong thời gian vừa qua có lẽ đều “ phát cuồng” vì sóng cổ phiếu BĐS Khu Công Nghiệp. Ví dụ: NTC tăng 300% trong vòng gần 1 năm, D2D tăng 300% chỉ trong 6 tháng, PHR tăng 200% chỉ trong 6 tháng và còn nhiều cổ phiếu khác như VRG, SNZ, SZC, TIP BAX, MH3… cũng tăng hàng chục thậm chí cả trăm phần trăm chỉ trong một thời gian ngắn trong khi cả thị trường chung đều ảm đạm.

Nguyên nhân mà các nhà đầu tư kỳ vọng vào dòng cổ phiếu này thời gian qua đó là:

1. Dòng vốn FDI đổ dồn sang Việt Nam do các nhà sản xuất chạy trốn khỏi Trung Quốc vì lo ngại căng thẳng chiến tranh thương mại ( ít nhất 50 tập đoàn đa quốc gia đã tháo chạy khỏi TQ )

2. Hàng loạt các hiệp định thương mại lớn vừa được ký kết như CP – TPP, EV - FTA chủ yếu là ngành dệt may, điện tử.

3. T7/2019 Bộ Chính Trị thông qua đề án thu hút nguồn vốn FDI, chủ trương đón đầu các dòng vốn bị rút khỏi các nước khác.

Tuy nhiên với những nhà đầu tư nào bị lỡ tàu “ Sóng cổ phiếu BĐS KCN” thì chúng ta cũng vẫn sẽ có cơ hội với một dòng cổ phiếu khác cũng được hưởng lợi rất nhiều từ những yếu tố nêu trên:

Đó là dòng cổ phiếu Cảng Biển – Logistic.

Nếu tinh ý quan sát số liệu của Tổng cục thống kê thì 7 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu của VN tăng 7.5% so với cùng kỳ đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng 25.4% chủ yếu là các mặt hàng điện tử, máy tính linh kiện, hàng dệt may và đồ gỗ.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng 8.3% so với cùng kỳ và chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc ( tăng 17% ) chủ yếu cũng là điện tử máy tính linh kiện, dụng cụ phụ tùng và vải vóc.

Sự đột biến trong kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ (25.4% )và đột biến trong kim ngạch nhập nhẩu từ thị trường Trung Quốc (17%) là một con số rất đáng chú ý.

Theo một bài báo từ NewYork Times thì người dân Mỹ càng ngày càng thấy nhiều hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam xuất hiện trong siêu thị cũng như có mặt trong ngôi nhà của mình. Điều này khiến cho các cơ quan của chính phủ Mỹ nghi ngờ việc các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc lách mức thuế nhập khẩu tới 25% của Mỹ bằng cách xuất hàng qua Việt Nam, đóng dấu xuất xứ Việt Nam và xuất vào thị trường Mỹ.

Điều này làm kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc tăng đột biến trong 7 tháng năm 2019, khiến cho các doanh nghiệp Logistic và Cảng Biển được hưởng lợi nhưng lại làm xấu hình ảnh các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với thị trường Mỹ.

Vậy những yếu tố này đã tác động thế nào đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cảng biển logistic Việt Nam nửa đầu năm 2019?

Tại Việt Nam hiện nay có 2 khu vực cảng lớn là: Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn. Nơi đây tập trung những ông lớn trong ngành như GMD, PHP, DVP, SGP, CLL… và là hai cảng nước sâu chiến lược của Việt Nam.

Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2019 thì LNST của DVP, SGP, PHP tăng trưởng lần lượt 5%, 14% và 18%, LN Gộp của GMD tăng trưởng 6% so với cùng kỳ. Điều này thể hiện sự cải thiện trong hoạt động của dòng cổ phiếu Cảng Biển – Logistic. Tuy nhiên thì sản lượng tăng thêm nhờ chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đang tập trung vào 2 cụm cảng nước sâu tại Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải (khu vực có các tuyến vận tải liên châu lục)

Dòng cổ phiếu này cũng là dòng cổ phiếu có tính độc quyền so Vinalines vẫn đa phần nắm quyền chi phối. Đặc biệt là các cảng đã có cơ sở hạ tầng tốt và vị trí đẹp thì luôn luôn full công suất trái ngược với các cảng nhỏ thì lại thừa công suất. (Vấn đề của ngành cảng biển Việt Nam )

Ngoài ra, theo người viết nhìn nhận: dòng cổ phiếu này có bảng cân đối kế toán khá an toàn, suất sinh lời cao đồng thời mặt bằng định giá theo quan điểm cá nhân cũng khá hấp dẫn.

Thêm vào đó thì Chính Phủ cũng đã có định hướng rất rõ ràng cho ngành cảng biển là sẽ phát triển theo hướng giống Singapore và Trung Quốc là các cảng nước sâu để có thể đón các tàu có trọng tải lớn ( xu thế hiện nay của ngành vận tải biển là dùng các tàu “siêu to khổng lồ” )

Theo dự đinh thì VSC sẽ đầu tư vào cảng nước sâu Lạch Huyện ( Hải Phòng) vào 2022 -2023. GMD tái triển khai xây dựng cảng nước sâu Gemalink tại cảng Cái Mép ( Sài Gòn ) cho mục tiêu dài hạn.

Do vậy, các nhà đầu tư có thể đưa dòng cổ phiếu này vào trong danh sách theo dõi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả