menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Thu.

Chuyên gia: 4 bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ phá sản liên tiếp của các ngân hàng Mỹ

Nhìn từ làn sóng sụp đổ của hệ thống ngân hàng Mỹ, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, có 4 bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ vụ phá sản liên tiếp của các ngân hàng Mỹ.

Thứ nhất, đã đến lúc các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát tài chính tiền tệ quốc gia của mỗi nước phải thường xuyên rà soát lại chính sách và mô hình để giám sát còn phù hợp với thị trường hay không?

Với hệ thống tài chính Mỹ rõ ràng, mô hình hiện nay không còn phù hợp. Như trường hợp SVB, lỗ hổng ở đây là việc cơ quan giám sát ngân hàng của bang chưa có những cảnh báo kịp thời.

Thứ hai, bản thân mỗi tổ chức tài chính luôn phải lưu ý đến hai mặt, một mặt là tăng trưởng và thứ hai là kiểm soát được rủi ro. Trong đó cần đa dạng hóa và quản lý các loại rủi ro chính, và cần phát triển bền vững.
Thứ ba, là quan trọng nhất, Việt Nam cần phải sớm có khung xử lý khủng hoảng để mỗi khi có khủng hoảng, sự cố không may xảy ra thì đã có công cụ, bộ khung để xử lý nhanh, gọn và bớt đi sự lan truyền những yếu tố tiêu cực ra thị trường.

Thị trường tài chính vốn rất nhạy cảm, hiệu ứng tâm lý đám đông mạnh. Vì vậy, nếu không có những kịch bản, khung xử lý khủng hoảng để khoanh gọn vấn đề thì tác động tiêu cực sẽ lây lan rất nhanh và tạo ra một cuộc khủng hoảng.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tâm lý đám đông cũng là một trong những yếu tố khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, rơi vào vòng xoáy, thị trường chứng khoán, bất động sản ngân hàng cũng bị ảnh hưởng liên thông.

Và cuối cùng, theo TS. Lực cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để kiểm soát rủi ro hệ thống đặc biệt là sự liên thông giữa tài chính,bất động sản và nền kinh tế thực.

Các cơ quan thanh tra - giám sát cần độc lập hơn, vai trò bảo hiểm tiền gửi cũng cần rõ nét hơn. Hiện nay, sự liên thông này khá phức tạp và rộng hơn so với trước đây, các nước cũng hiện cũng đang phải đi theo hướng này, ông Lực cho hay.

Còn TS. Hồ Quốc Tuấn thì nhấn mạnh, bài học rõ ràng nhất đó là Mỹ đã lơi lỏng trong việc kiểm soát các ngân hàng nhỏ sau khi thay đổi các điều luật giám sát chặt ngân hàng vào năm 2018.

Sau khủng hoảng 2007-2009, nhiều điều luật để kiểm soát an toàn NH ở Mỹ được đưa ra, nhưng khi đến 2018 thì lại được nới lỏng. Điều đó góp phần tạo nên sự thịnh vượng cho nhiều khu vực mạo hiểm của nền kinh tế Mỹ (như công nghệ), nhưng cũng tạo ra rủi ro.

Mặt khác, lãi suất thấp của giai đoạn trước tạo ra những khoản cho vay và đầu tư rủi ro, như trường hợp ở Mỹ và Trung Quốc.

"Tuy nhiên, nếu siết lại quá nhanh như ở Trung Quốc thì sẽ gây đình trệ nền kinh tế kéo dài và cuối cùng vẫn phải điều chỉnh, kích thích trở lại, nhưng vẫn không thấy khởi sắc còn nếu để nó lỏng lẻo quá lâu thì lại rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt như Mỹ hiện nay", chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho hay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại