Chuyên gia: 3 hiểu lầm “chết người” về phương pháp đầu tư giá trị
Chúng ta đang hiểu lầm hoặc có những nhìn nhận sai lệch về phương pháp đầu tư giá trị. Vậy hiểu thế nào cho đúng?
Sai lầm 1: Đầu tư giá trị là phải nắm cổ phiếu cả chục năm thậm chí đến khi...tắt thở ?
Đây là một sự thừa nhận không đầy đủ về phương pháp đầu tư này. Đầu tư giá trị có thể được chia ra làm 4 dạng chính: Great Fair, Good Good, Net Net và Work Out.
Trong bốn dạng đó thì dạng cổ phiếu Great Fair là dạng cổ phiếu gắn liền với tên tuổi của Buffet và đây là dạng cổ phiếu có thời gian nắm giữ lâu nhất. Đó là những cổ phiếu có thể cầm nắm tới 20 – 30 năm, thậm chí cả cuộc đời. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến đây là Cocacola, Gillette, Washington Post… còn ở Việt Nam có thể kể đến như VNM hay SAB ( theo quan điểm của người viết bài)
Ba dạng cổ phiếu còn lại là Good Good, Net Net hay Work Out có thời gian nắm giữ ngắn hơn nhiều, chỉ từ 2 – 3 năm. Có lẽ cũng ít người biết rằng thời kỳ đầu đầu tư của Warrent thì ông tập trung theo ba chiến lược đầu tư này. Một số case rất thành công của ông trong giai đoạn này có thời gian nắm giữ không dài như Sarborn Map ( 1958 – 1960 ) với mức lợi nhuận 50% , Disney ( 1966-1967 ) lợi nhuận 55% hay American Express (1964 – 1968 ) lợi nhuận 154 %. Điều đó cũng chỉ ra rằng Đầu tư giá trị không nhất thiết là cứ phải nắm giữ thật dài mới là đầu tư giá trị.
Sai lầm 2: Đầu tư giá trị không hiệu quả bằng đầu tư tăng trưởng
Đây lại là một sự hiểu nhầm về hai phương pháp này. Có thể nói ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG là một nhánh của ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ. Để giải thích cho quan điểm này có lẽ ta cùng lật lại quá khứ về khái niệm ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ. Đây là trường phái được Benjamin Graham phát minh ra và sau đó được Warrant phát triển lên một tầm cao mới khi kết hợp với trường phái đầu tư của F. Fisher. Thời kỳ đầu của phương pháp này đó là việc chọn ra những doanh nghiệp có giá trị nội tại thấp hơn thị giá của công ty trên thị trường với một biên an toàn nhất định. Có thể là PE thấp, PB thấp, Tài sản thanh lý rẻ... Và cũng có rất nhiều nhà đầu tư thành công với phương pháp này như Buffet thời kỳ đầu, Seth Klarman, John Templeton,…
Về sau thì phương pháp này đã được Buffet cải tiến sau khi tiếp cận cuốn sách “ Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” của F. Fisher. Ông bắt đầu tìm kiếm những doanh nghiệp tuyệt vời, có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai mà thị trường chưa nhận ra hoặc bị lãng quên. Đó là việc ông nhìn thấy dòng tiền của những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cực mạnh này trong tương lai và chiết khấu về hiện tại, sau đó đề ra một mức biên an toàn để mua vào. Có thể nói ông đã rất thành công với việc phát triển trường phái đầu tư giá trị lên một tầm cao mới.
Còn khái niệm “ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG” có thể nói được William O’Neil đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng “ Làm giàu qua chứng khoán” mà được rất nhiều nhà đầu tư đón đọc. Cái cải tiến của O’Neil khi đưa ra phương pháp này đó là ưu tiên tính “ thời điểm” hơn khi ông ưu tiên những chỉ tiêu tạo sự đột biến trong kinh doanh của Doanh nghiệp như “ Lợi nhuận quý gần nhất đột biến, Lợi nhuận 3 năm gần nhất tăng trưởng, Doanh nghiệp có sản phẩm mới, BLĐ mới hay giá cổ phiếu Break qua khỏi một nền tảng đã tích lũy”.
Và trong Phương pháp này thì O’Neil sẵn sàng mua ở giá cao hơn so phương pháp đầu tư giá trị, miễn là cổ phiếu thỏa mãn các điều kiện của một cổ phiếu tăng trưởng thay vì đặt ra một mức biên an toàn như phương pháp “ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ “
Chính vì vậy mà phương pháp “ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG” không hề khác với phương pháp “ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ” như nhiều người vẫn nghĩ mà bản chất nó vẫn là một nhánh của “ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ “ mà thôi.
Sai lầm 3: Đầu tư giá trị là phải mua với số lượng lớn và phải “chễm chệ” ngồi ở ban lãnh đạo để điều hành?
Điều này cũng là một nhận thức không đầy đủ về phương pháp này. Thông thường nhiều người thấy rằng khi W. Buffet khi mua một công ty thì ông thường thâu tóm hoặc chí ít là nhảy vào Hội đồng quản trị để kiểm soát. Nhưng nó chỉ đúng với một vài trường hợp nhất định bởi có nhiều case ông chỉ mua với số lượng ít không đủ tỷ lệ để nắm giữ. Ví dụ như case Washington Post, ông chỉ mua 10% và cam kết sẽ không bao giờ mua thêm nếu không được sự đồng ý của Catharine Graham – chủ tịch của Washington Post lúc bấy giờ.
Bởi ông cũng luôn quan niệm rằng” Tôi thích mua những doanh nghiệp mà đến kẻ ngốc cũng có thể điều hành được, bởi sớm hay muộn sẽ có lúc kẻ ngốc sẽ lên điều hành doanh nghiệp đó"
Trên đây là ba hiểu lầm phổ biến mà các nhà đầu tư thường gặp khi nghĩ về phương pháp “ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ “. Sau bài viết này có lẽ mọi người không còn bị nhầm lẫn giữa phương pháp này với các phương pháp đầu tư khác nữa.
Mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm nhất định nhưng phương pháp “ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ” là phương pháp đã được kiểm chứng là bền vững qua thời gian bởi các tỷ phú thế giới như Buffet, Peter Lynch, Seth Klarman… Họ đều đã gây dựng nên khối tài sản khổng lồ dựa trên phương pháp này.
Nếu bạn đang cảm thấy mỏi mệt về phương pháp đầu tư hiện tại, chán cảnh cứ phải theo dõi bảng giá hàng ngày và mất niềm tin vào chứng khoán thì biết đâu phương pháp ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ sẽ là một cứu cánh cho bạn lúc này. TakeProfit rất hân hạnh được giới thiệu và truyền bá phương pháp này tại Việt Nam và mong muốn sẽ có nhiều nhà đầu tư tiếp cận được phương pháp đầu tư bền vững và hiệu quả này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận