24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Hương Thảo Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyện của nhà Banks: Hiểu rõ về tỷ lệ LDR

Thời gian gần đây, mình gặp được rất nhiều các câu hỏi của anh chị về cơ bản ngành ngân hàng. Và thật lòng mà nói, đây không phải ngành dễ phân tích và bản thân mình cũng không thể nào hiểu rõ mọi khía cạnh của ngành. Tuy nhiên, theo mình, nếu anh chị muốn tìm hiểu về ngành này, thì anh chị nên nắm rõ một vài chỉ số. Bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ về tỷ lệ LDR.

Với anh chị nào thích tìm hiểu về lịch sử kinh tế Việt Nam hoặc ở đủ lâu tại thị trường đều nhận ra tử huyệt từ làm hệ thống lao đao hơn chục năm trước. Chuyện này để cuối bài mình kể với anh chị nhé. Vào vấn đề chính trước đã.

1. LDR là gì?

LDR là viết tắt của Loan to Deposit Ratio. Chỉ số này được rất nhiều chuyên gia nhắc đến để dự đoán xu hướng. Nghe thì rất cao siêu, nhưng thực tế chúng ta có thể hiểu đơn giản chỉ số này theo công thức sau:

LDR = Vốn cho vay/ Vốn huy động

Trong đó, vốn cho vay khách hàng là tổng hợp tiền cho vay, tiền cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dòng tiền thuộc nghiệp vụ khác của ngân hàng như: bao thanh toán, chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

Còn vốn huy động được tính bằng công thức: Vốn huy động = Tiền gửi khách hàng – tiền gửi vốn chuyên dùng – Tiền gửi ký quỹ + Giấy tờ có giá

Để dễ hiểu, chúng ta lấy TCB & ACB làm ví dụ nhé: (Ảnh dưới)

LDR (TCB) = 343.605.581 / (314.752.525 + 33.679.824 - 10.997.126) = 101.83%

LDR (ACB) = 356.050.950 / (379.920.669 + 30.547.883 – 1.681.719 – 168.865) = 87.14%

Có thể thấy tỷ lệ của 2 ngân hàng trên khá chênh nhau. Vậy thế nào mới là tốt?

2. LDR thế nào là phù hợp?

Trên lý thuyết, con số này sẽ không thể vượt quá 100%. Nhưng thực tế thì Ngân hàng có thể huy động vốn từ nhiều nguồn nên đôi khi chúng ta có trường hợp của TCB như trên.

Nếu LDR 100%, thì vốn cho vay còn lớn hơn cả tiền huy động được = Rõ ràng chúng ta sẽ thấy ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Hiểu đơn giản, LDR lên cao quá thì khả năng tự bảo vệ khỏi nguy cơ bị rút tiền gửi sẽ kém đi kha khá.

Vậy nếu LDR nhỏ thì là tốt sao? Cái này theo mình cũng không hẳn đâu. Vì khi đó, một là ngân hàng đang thể hiện tính thanh khoản thấp, chất lượng phục vụ tệ. Hai là để nhận định một ngân hàng có rủi ro hay không chúng ta phải kết hợp với nhiều yếu tố khác như chất lượng tín dụng, rủi ro kỳ hạn, v.v = Mọi thứ quá sớm để kết luận.

Hiện tại mức trần LDR được áp dụng tại quê ta là 85%, và nhiều chuyên gia cũng nhận định từ 80 – 90% là an toàn. Tuy nhiên, cá nhân mình nghĩ không có một con số nào nên được đưa ra làm chuẩn mực; anh chị nên kết hợp thêm nhiều yếu tố khác để lựa chọn con số này.

hường mình sẽ hay lựa chọn các banks có mức LDR từ 75%-85% vì khi đó dư địa cho vay sẽ vẫn còn nhiều = tăng trưởng có thể sẽ nhỉnh hơn các banks khác có mức cao vượt trần.

3. Chuyện mới, chuyện cũ về chỉ số này

Ở các nền Tài chính khác, CAR mới là “con đẻ”, còn người em LDR chẳng mấy khi được coi trọng. Lí do là vì cho vay là hoạt động lớn, nhưng không chiếm cả tảng như ở quê mình. Phần còn lại từ vốn huy động, họ sẽ tham gia đầu tư trên thị trường vốn, mua bán trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá khác sôi nổi hơn.

Còn ở Việt Nam, nói đến banks, hiếm chuyên gia phân tích nào bỏ chỉ số ấy. Sở dĩ LDR được ưa chuộng do nhiều năm liền, các banks cấp tín dụng dễ dãi khiến tăng trưởng tín dụng trở nên nóng. Và tiền đó đổ vào đâu? Nếu đổ vào SXKD thì mình sẽ không có ý kiến gì, nhưng lượng tiền khổng lồ lại chảy vào BĐS vào các dự án BOT rất nhiều gây ra rủi ro lớn. Ngoài ra, cũng không ít ngân hàng cho vay sân sau, cho vay đảo nợ, cho vay với đối tượng nợ xấu, nhiều lúc còn chẳng thu hồi được nợ cũ mà vẫn cho vay mới,…

Chuyện cũ vẫn đôi khi là vết thương hở đối với nhiều ngân hàng. Năm 2011 chính xác là hệ quả của chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm dẫn đến sự mất cân đối giữa dư nợ tín dụng và tổng huy động vốn. LDR toàn ngành trung bình là gần 120% (không tính các cách lách trần tín dụng thì con số này còn cao nữa).

Anh chị tưởng tượng thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng căng thẳng, các banks thi nhau tăng lãi suất tiền gửi ngắn hạn để hút tiền. = Áp lực chi phí lớn khiến nhiều ngân hàng không kiểm soát được.

Rơi vào thế bí, khách rút tiền mà ngân hàng không xoay được, nhiều ngân hàng phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng chỉ biết cách tăng lãi suất, dẫn đến những lúc lãi suất liên ngân hàng đạt đến 30%.

Kết quả là có gần 10 ngân hàng trong diện tái cơ cấu bắt buộc do bị mất thanh khoản, trong đó có thanh khoản kỳ hạn mà đến nay, hậu quả vẫn chưa giải quyết triệt để…

Trên đây là câu chuyện khá thú vị mà mình muốn chia sẻ với các anh chị. Chỉ số này là quan trọng tại Việt Nam, nhưng anh chị nên kết hợp với nhiều yếu tố khác để có một cái nhìn chính xác hơn về ngành và về bank mình quan tâm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ngô Hương Thảo Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả