24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
HƯNG TRẦN Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyện của năm 2023

VNI đã về 870 thì cũng có thể thủng lại 870, mặc dù xác suất không còn cao nhưng khi vĩ mô các nước lớn thay đổi thì Việt Nam cũng thế suy giảm theo. Đừng bao giờ nghe ai đó bảo "không thể suy giảm" mà đã đầu tư thì phải quản trị vốn theo phương pháp: "ngày mai có thể sụt giảm về bất cứ giá nào". Do vậy, việc đi tiền, quản trị danh mục để có thể Cutloss, chốt lãi là việc bắt buộc phải thuần phục và nguyên tắc.

I. Nhắc lại nguyên nhân khiến TTCK sụt giảm năm 2022

- Áp lực tỷ giá: NHNN đã neo tỷ giá quá lâu trong khi đồng USD đã tăng giá mạnh với hầu hết đồng tiền lớn trên thế giới do Lãi suất cơ bản của Mỹ tăng. VND neo giá cao khiến dòng vốn ngoại mất lợi thế do vậy nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng, không rót vốn mới làm cho lượng cung cổ phiếu VNI30 rất lớn, áp lực mạnh lên VNINDEX .

Để neo tỷ giá NHNN đã bán ra rất nhiều USD chỉ trong vài tháng đầu năm khiến dòng tiền VND bị hút ròng mạnh, tạo ra sự khan hiếm VND trong toàn hệ thống, gây áp lực lên thanh khoản toàn bộ nền kinh tế.

Tỷ giá neo cao khiến các DN Xuất khẩu mất lợi thế cạnh tranh về giá.

- Siết chặt tín dụng vào BĐS, CK: Đặc biệt là kênh BĐS khi chỉ 3 tháng đầu năm rất nhiều Bank đã sử dụng hết Room tín dụng, vượt mức tín dụng cho nhóm BDS, vài bank thậm chí cho vay vượt huy động. Một chuỗi hành động theo thói quen của các ô chủ Bank vì dự rằng rồi NHNN cũng sẽ nới room cho AE ta bung lụa tiếp. Đời thật bất ngờ khi giải lụa chỉ treo vào cổ chứ ko có bung ra khiến 6-9 tháng cuối năm tín dụng thắt chặt khiến tất cả kênh đầu cơ như BĐS, CK đói vốn và nhanh chóng hấp hối ….

- Quản lý, siết chặt kênh trái phiếu doanh nghiệp: rất nhiều sai phạm và lợi dụng kênh trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, sử dụng sai mục đích, lách tín dụng, gom tích trữ tài Sản là BĐS, Chứng khoán…đã bị xử lý mạnh tay khiến rất nhiều cá nhân bị xử lý , nhiều DN bị chế tài…khiến quá nhiều DN có sai phạm phải tự khắc phục bằng cách mua lại trái phiếu của chính DN phát hành. Vốn đã đói lại còn phải mua lại khiến tình trạng kiệt quệ dòng tiền của DN và chính cuả các cổ đông sỡ hữu các DN phát hành trái phiếu bán tháo để thu quân. Và trong bối cảnh đó đã kéo theo làn sóng DOMINO bán dự án, bán không được lôi cả cổ phiếu trên sàn ra bán... làm cho cảnh tang thương mà chúng ta đã thấy.

- Room cho vay margin luôn căng cứng: 2 năm thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, các công ty chứng khoán liên tục tăng vốn nhưng vẫn cho đủ nguồn cung cấp Margin cho các "ma men", đến nỗi room Margin luôn ở tình trạng căng cứng. Đến mức VNI rơi từ 1500 về tới 1200 mà Margin vẫn căng, dưới 1200 thì cõ hở ra vài chục k tỷ thì các cổ đông nội bộ tranh thủ đớp hết nguồn, tăng vay, full room để xử lý tài chính nội bộ. Và ôi thôi khi VNI giảm thủng 1100 thì các anh bị CALL bay hết …
- Lãi suất: Tình trạng thanh khoản khan hiếm, Lãi suất trên toàn cầu tăng khiến áp lực lãi suất tại Việt Nam tăng. Và lãi suất luôn là kẻ thù của chứng khoán.

II. Nhưng rủi ro trong năm 2022 phần nào đã được tiết chế trong năm 2023

- Áp lực tỷ giá: Sau khi neo tỷ giá bằng các biện pháp Hành chính về siết biên độ Mua/Bán USD một thời gian quá lâu và bán ra lượng USD quá lớn khiến lượng ngoại tệ dự trữ giảm về dưới mức trung bình cần thiết để duy trì sự ổn định nhưng tỷ giá trong hệ thống vẫn chạm đỉnh, tạo ra trình trạng gom, tích trữ USD, khiến giá USD phi chính thức lên tục leo thang khiến NHNN đã có biện pháp thị trường, bằng cách nới rộng biên độ tỷ giá, chỉ vài tuần sau tỷ giá đã giảm nhiệt. Không hiểu may hay khôn khi đòng USD cũng đã rớt giá mạnh cùng thời điểm khi so sánh với các đồng tiền khác. Cơ bản Tỷ giá đã ổn định và NHNN đã có động thái liên tục mua ròng USD vài tuần qua. Một tín hiệu tăng thêm cung tiền VND ra hệ thống, giúp thanh khoản hệ thống Bank đỡ căng thẳng. Hỗ trợ giảm nhiệt cuộc đua lãi suất huy động VND.

Rủi ro lớn nhất đối với dòng vón ngoại sau khi gỡ được nút thắt thì chúng ta đã thấy. Ngay lập tức nhà đầu tư nước ngoài mua ròng rồng rã hơn 2 tháng qua, giúp VNI từ 870 lên 1100 ngay trước Tết. Nếu tỷ giá vẫn ổn định, với điều kiện các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, EU không suy thoái, lãi suất có dấu hiệu tạo đỉnh rõ rệt dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục giải ngân ổn định vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo như thông tin báo chí đã Public, vào tháng 3 VANECK sẽ tăng thêm 100 triệu USD vào Việt Nam. Khả năng sẽ có thêm 1 cú Shock ngọt ngào từ dòng vốn ngoại khi có thể trong vòng 3-4 tháng tới sẽ có 1 quỹ mới , nguồn tiền từ châu Á, khá lớn sẽ đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Dự rằng dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay chủ yếu từ châu Á do mấy anh Âu và Mỹ cũng đang khá lao đao bên kia. Nếu 2023 nhà đầu tư nước ngoài có mua ròng cả tỷ USD thì cũng không quá ngạc nhiên.

- Tín dụng: Chủ trương rất rõ, tín dụng vào BĐS, chứng khoán vân tiếp tục bị kiểm soát chặt. Điều đó về cơ bản mình đánh giá là đúng và cần thiết.

NHNN đã "bắn tin" room tín dụng năm tới có khả năng vẫn tăng trưởng 14-15% là rất lớn, nhưng tăng được không khi vẫn siết tín dụng vào BĐS thì có lẽ cũng hơi khó hiểu. Hay chỉ động viên nhau là chính? Mình dự báo với nhóm BĐS, có thể nửa cuối năm sẽ nới cho từng nhóm hay từng CASE cụ thể để tránh đổ vỡ hệ thống, có kiểm soát, không có cho các ô chủ bank làm tóe loe như các năm qua. Cơ bản là cứ lúc đó mới biết . Để vài chú "chết" đã rồi xem sao.

- Trái phiếu doanh nghiệp: Về cơ bản đây là kênh huy động rất cần thiết cho các DN và nền kinh tế. Nếu không sớm khơi thông dòng vốn vào trái phiếu doanh nghiệp. Ngay như thông tin cho rằng sẽ cho Nghị Định 65 thêm 1 năm rồi mới áp dụng thì cũng là cách cho các doanh nghiệp BĐS, các Bank quẫy, nhưng nếu vẫn siết chặt như phương án cũ thì việc kéo dài cũng chỉ là để dây thòng lọng xa hơn 1 chút thôi, cũng đến lúc phải siết vào cổ. Nếu không điều chỉnh các nội dung trong nghị định 65 sẽ làm kênh trái phiếu doanh nghiệp mắc kẹt thêm 1 thời gian và đó là điểm chết với nền kinh tế, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản. Kể cả nới trái phiếu thì bất động sản cũng còn nhiều các vướng lắm, do vậy cứ thoi thóp đi. Lâu lâu đánh đấm cổ phiếu cho vui chứ việc Triển khai dự án còn nhiều vướng mắc lắm. Sẽ nới 65, chờ xem.
- Room margin: Vui quá là vui, may quá là may khi nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cả tỷ USD đã giúp cho các công ty chứng khoán đỡ bao nhiêu trích lập vì vỡ margin. Tới cuối tháng 12/2022 dự nợ Margin đã giảm hẳn hơn cả trăm ngàn tỷ, vậy là nguồn tiền để sẵn sàng cho vay kha khá rồi nhé bà con. Gỡ được chút nút thắt về nguồn tiền. Khi dư nợ Margin ít hơn thì áp lực bán tháo khi VNI hay cổ phiếu điều chỉnh cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
- Lãi suất: Việc NHNN mua ròng USD, các kênh đầu cơ suy giảm và ls vẫn khá cao khiến dòng tiền gửi vào BANK thời gian qua và sắp tới sẽ tăng. Trong trường hợp ĐTC giải ngân tốt, tín dụng chưa bung mạnh khả năng lãi suất sẽ tạo đỉnh ở vùng này. Có cơ hội giảm lãi suất trong cuối năm 2023 khi LS bên Mỹ tạo đỉnh . Với điều kiện không có bất thường nào quá nát với thị trường bất động sản, còn trong trường hợp thị trường bất động sản đổ vỡ lớn thì câu chuyện lãi suất chưa biết đâu mà lần khi nợ xấu hệ thóng bank tăng nhanh ….Do vậy nút thắt lãi suất hoàn toàn có thể có bất ngờ.

Lãi suất có thể tạo đỉnh nhưng nếu neo cao quá lâu sẽ khiến chi phí vốn của toàn bộ nền kinh tế và trong đó có các doanh nghiệp niêm yết sẽ lên cao, làm bay màu lợi nhuận của nhiều DN, do vậy việc lãi suất cần được bám sát chặt chẽ. Đừng nghĩ cứ lãi suất tạo đỉnh thì chứng khoán sẽ uptrend …

III. Chuyện của năm 2023

Chúng ta đã thấy, 5 nhóm rủi ro lớn với thị trường chứng khoán trong năm 2022 thì 2 nhóm cơ bản đã được tháo gỡ, về cơ bản cũng tàm tạm, còn lại là nút thắt từ tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp. Câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp là câu chuyện mình nói rất kỹ từ đầu năm nhưng nhiều NĐT chủ quan và coi thường. Hãy nhớ trái phiếu doanh nghiệp nếu chưa có hướng đi rõ ràng thì cũng là chuyện lớn đấy. Vì trái phiếu doanh nghiệp là điểm chết của 2 nhóm DN niêm yết lớn: Bank & BĐS và nguồn thu tăng thêm khá nhiều đối với các công ty chứng khoán. Nếu vẫn siết chặt thì sẽ nhiều chuyện xảy ra chứ không đơn giản là bão đã qua đâu .

Đầu tư năm nay ngoài 5 Note trên chúng ta cần chú ý tới vĩ mô của Mỹ và động lực từ việc Trung Quốc mở cửa

IV. Điểm sáng năm 2023

- Đầu tư công: Nốt trầm cho năm 2022 và chắc chắn phải gỡ, nếu không gỡ rối được đầu tư công thì chắc chắn nền kinh tế sẽ lâm nguy. Đơn giản thôi , năm nay nhóm DN tư nhân về tổng thể sẽ sụt giảm, Nhóm xuất khẩu cũng sẽ sụt do 2 năm tăng quá mạnh do anh hàng xóm giảm xuất. Nhóm FDI có ổn nhưng có một vài anh lớn - cũ sụt giảm. Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng chỉ còn bám vào đầu tư công. Tôi mong về những định hướng làm rất nhiều cao tốc trong 5 năm tới và tôi cũng mong rằng giải ngân đầu tư công ở các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, mua sắm, Khai thác dầu khí…Làm được như Nói.

Năm 2023 cũng có tín hiệu ở một vài dự án đầu tư công. Do vậy điểm sáng đầu tư công ít nhất là có định hướng và quyết tâm từ Nhà nước. Do vậy nhóm liên quan đầu tư công như thi công cầu đường, vật liệu cho cầu đường, cung cấp các nguyên liệu phục vụ đầu tư công sau 2 năm ít việc làm sẽ có nhiều việc để làm.

- Dầu khí: Nhóm Dầu khí ngoài việc có hành lang là Luật Dầu khí 2023 sửa đổi, có hiệu lực từ 01/07/2023 thì giá OIL neo cao cũng là một lợi thế để ký những hợp đồng với đơn giá có lãi …Nhóm này phát triển ổn.
- Xuất Khẩu sang Trung Quốc và làm dịch vụ cho khách Trung Quốc ở Việt Nam: Nhóm các DN thủy sản, nông sản có tỷ trọng doanh thu lớn xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có lợi thế. Nhóm các DN du lịch, dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ cho khách du lịch hay các doanh nghiệp Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam có lợi thế.
- Điểm sáng khiến tôi mê nhất: Bank có vốn Nhà nước, 3 Bank rất ổn ngoại trừ 1 bank có vấn đề về quản trị tín dụng khi cho vay BĐS quá lớn và nợ xấu tại vài doanh nghiệp bất động sản lớn khá nhiều. Nhóm này có những lợi thế sau: thời 5-10 năm trước mấy Chủ tịch cũ điều hành bank như cái "sân vườn" của các anh, thích làm gì thì làm, thích cho ai vay thì cho. Sau Khi vị chủ tịch uy quyền cuối cùng không còn điều hành nữa. Nhóm các lãnh đạo mới đã biết sợ và làm chuẩn chỉ hơn. Do vậy các nhóm này có rất nhiều lợi thế sau: Chất lượng tài sản tốt, thương hiệu tốt, CASA tốt, trích lập dự phòng bao phủ nợ xấu cực kỳ cao, Ít dính tới trái phiếu DN, Tỷ trong cho vay lớn vào một vài DN BĐS có nguy cơ là không cao. Tệp khách hàng tốt, luôn được ưu tiên để nới room tín dụng, dòng vốn đầu tư giải ngân chủ yếu qua các anh.

Đây là nhóm mình mê nhất trong 2023-2024 vì nếu hiểu về bank có yếu tố nhà nước các bạn sẽ thấy, muốn bung số hay không mà thôi, với tích lũy của nhóm này thì khi bung ra nhóm bank tư nhân "hít khói". Bất kể bank tư nhân nào.

- Điểm sáng từ khối nhà đầu tư nước ngoài vào VNI30: Quỹ mới , quỹ cũ, quỹ nào thì cũng ưu tiên VNI30 là số 1, do vậy đây là nhóm cần ưu tiên trong 2023.

Tranh tối tranh sáng: Chính là nhóm Bank và đầu tư công. Vì sẽ có nhiều Bank lãnh hậu quả do cho vay ẩu vào các DN BĐS, giải ngân qua sân sau, quản lý Tín dụng yếu kém …Nhóm Bank hay nhưng không phải là tất cả. Còn đối với đầu tư công thì đa số cơ bản số liệu lại rất yếu kém, chủ yếu đánh theo dòng tiền đầu cơ và tin tức, do vậy soi cho kỹ và lướt cho giỏi không chui xuống hầm đó nha .

Những câu chuyện tiêu điểm: Luôn là đề tài khiến tôi say mê nhất. Và tiêu điểm năm nay sẽ nằm ở 2 nhóm câu chuyện, 1 là nhóm ở bờ vực và được giải thoát, thường thì nhóm này giá cổ phiếu bị bán cho nát bấy ra rồi, chỉ có một vài tin tốt nho nhỏ là có thể tăng 50-100 hay 200% chỉ trong 1 thời gian ngắ . 2 là nhóm M&A hoặc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng sẽ có một vài câu chuyện thú vị trong năm.

Chuyện năm 2023 chỉ có vậy. Khá đủ cho các bạn dùng cả năm và hãy lưu ý rằng:

sau đại dịch thì hình thái kinh tế trên thế giới đã có nhiều thay đổi, từ toàn cầu hóa có thể chuyển sang bảo hộ, do vậy nhiều ngành nghề sẽ có thay dổi lớn.

Lãi suất luôn là kẻ thù của chứng khoán, mỗi khi lãi suất chưa giảm thì có thể chưa có Uptrend, nên bạn đừng dại dột nghe thấy ai đó hô Uptend mà vội vàng giải ngân.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn có hướng dẫn cụ thể, do đó nhóm DN không có nguồn lực thay thế trái phiếu DN thì vẫn còn ám ảnh lắm.

Vĩ mô không tệ, lãi suất không cao, dòng tiền không bị thắt chặt thì cổ phiếu của rất nhiều doanh nghiệp không có giá hiện tại mà mua. Thực tế đầu tư cổ phiếu tốt nhất là khi nền kinh tế kém và DN kinh doanh yếu kém, rủi ro sẽ hạn chế rất nhiều. Khi mọi thứ đều tốt thì là đoạn cuối con đường rồi.

VNI đã về 870 thì cũng có thể thủng lại 870, mặc dù xác suất không còn cao nhưng khi vĩ mô các nước lớn thay đổi thì Việt Nam cũng thế suy giảm theo. Đừng bao giờ nghe ai đó bảo "không thể suy giảm" mà đã đầu tư thì phải quản trị vốn theo phương pháp: "ngày mai có thể sụt giảm về bất cứ giá nào". Do vậy, việc đi tiền, quản trị danh mục để có thể Cutloss, chốt lãi là việc bắt buộc phải thuần phục và nguyên tắc.

Chúc Mừng Năm Mới tất cả mọi người. Mong tất cả có một năm an lành, Đầu tư hiệu quả, đâu đó sẽ có vài cơn gió độc nhưng không dữ như 2022. Cửa Thiên đường đã hé, đừng để mất cơ hội nhân tài khoản trong năm 2024 nhé!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

HƯNG TRẦN Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả