"Chứng Việt- Chứng Mỹ": Đồng pha tới bao giờ?
Trong giai đoạn gần đây, các nhà đầu tư Việt Nam bắt đầu hình thành thói quen kiểm tra diễn biến của chỉ số Dow Jones mỗi buổi sáng, trước giờ giao dịch chứng khoán. Nhìn vào biểu đồ sau có thể thấy, xu hướng chung của VNINDEX có rất nhiều điểm tương đồng với hai chỉ số chứng khoán chính của Mỹ là S&P 500 và Dow Jones trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây.
Dù vậy, vẫn có những giai đoạn giữa hai thị trường có sự phân hóa rất rõ rệt như giai đoạn từ cuối tháng 1/2022 - đầu tháng 4/2022. Kể từ sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự đồng pha rõ rệt.
Đầu tiên, để nói về sự đồng pha với thị trường chứng khoán Mỹ, tin tức ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào chỉ số Dow Jones, nhưng khi nhìn vào biểu đồ trên, sự đồng pha thể hiện rõ hơn giữa chỉ số VNINDEX và Chỉ số S&P500.
Giữa hai chỉ số DJ và S&P500 thì chỉ số S&P500 là thước đo khách quan hơn về sức khỏe của thị trường chứng khoán Mỹ, bởi trong khi chỉ số S&P500 theo dõi 500 công ty có vốn hóa lớn nhất được niêm yết, thì chỉ số DJ chỉ theo dõi hoạt động của 30 công ty lớn có trụ sở tại Mỹ.
Tôi cũng thường hay quan sát diễn biến của chỉ số S&P500 hơn là chỉ số Dow Jones
Vậy tại sao sự đồng pha giữa hai thị trường tăng lên từ đầu tháng 4 tới nay?
Vẫn nhìn vào biểu đồ trên, thị trường chứng khoán Mỹ giảm từ cuối tháng 3, khoảng 2 tuần sau khi có quyết định tăng lãi suất thêm 0.5% của FED. Đây cũng là giai đoạn các tin tức xấu về lạm phát, đặc biệt là lo ngại về cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine, và tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc tăng lên, cộng hưởng với việc FED thắt chặt nên thị trường CK Mỹ quay đầu giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh ngay sau đó khoảng 1 tuần, có độ trễ so với TTCK Mỹ. Có thể thấy, những rủi ro vĩ mô đang là yếu tố khiến cho hai thị trường đồng pha nhiều hơn, và sẽ luôn là rủi ro vĩ mô khiến cho sự đồng pha tăng lên.
Nhìn lại, chúng ta có các rủi ro chính sau, và cũng là một vòng lặp không hồi kết:
Và đây đều là những rủi ro vĩ mô mà toàn thế giới phải đối mặt. Nếu chỉ có một mình Mỹ mạnh tay tăng lãi suất, thì các nền kinh tế khác cũng đã chịu nhiều rủi ro vì tỷ giá, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, các nền kinh tế khác cũng sẽ gặp khó bởi Mỹ là đối tác thương mại, và cũng là “con nợ” của rất nhiều quốc gia.
Hiện nay Fed đã phát ra tín hiệu sẽ nâng lãi suất của Mỹ lên 3.4% khi kết thúc năm nay, tức là gấp đôi mức lãi suất hiện nay là 1.75%. Và động thái mạnh tay này buộc các NHTW trên thế giới (Anh, EU, …) , trong đó có cả Việt Nam phải tiến hành tăng lãi suất để bảo vệ tỷ giá.
Tăng lãi suất, hay thắt chặt tiền tệ có thể kiềm chế lạm phát, nhưng điều này được thực hiện thông qua việc khiến cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thu hẹp cung tiền, và nếu làm mạnh tay có thể khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái.
.Vì thế, giữa thị trường CK VN và Thị trường CK quốc tế, Tiêu biểu là Mỹ hiện đang có sự đồng pha lớn vì gần như toàn bộ các nước trên thế giới đều có các rủi ro chung là lạm phát cao, NHTW tăng lãi suất và nguy cơ suy thoái. TTCK là một trong những thước đo sức khỏe của một nền kinh tế, nên những rủi ro này sẽ trực tiếp phản ánh và khiến cho sức ép bán gia tăng
Đồng pha tới bao giờ?
Dù chịu chung nhiều rủi ro, nhưng nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ có những yếu tố và điểm sáng riêng. Chính phủ hiện đang rất nỗ lực để kiềm chế lạm phát, và vẫn duy trì tăng trưởng. Tổng cục Thống kê mới đây đã đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam đạt 7.72% còn CPI tăng 3.37%. Đây đều là những con số rất tích cực, và ngay cả khi con số này chưa phản ánh toàn diện và sát nhất với nền kinh tế Việt Nam, thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng nền kinh tế nước ta vẫn còn đang ổn định hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thế giới hiện nay.
Về phía doanh nghiệp, trong nguy luôn có cơ nên vẫn có những công ty đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể và có thể ghi nhận lợi nhuận lớn trong vòng nửa năm 2022. Sắp tới sẽ là thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường sẽ có sự phản ứng với các tin tức trong nước.
Còn với các tin tức quốc tế, trong tháng 7 có hai tin tức đáng lưu tâm là CPI của Mỹ và cuộc họp lãi suất vào cuối tháng. Sau thời gian này, nhiều khả năng tính đồng pha giữa hai thị trường CKVN và CK Mỹ sẽ giảm bớt, bởi tác động từ các tin vĩ mô sẽ nhạt dần. Thêm vào đó, các NĐT Việt, kể cả cá nhân và tổ chức cũng sẽ bắt đầu tìm kiếm các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tốt vào quý III.
Kể cả trong trường hợp yếu tố vĩ mô xấu và thị trường chung sụt giảm, các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng xu hướng trong dài hạn sẽ tăng trở lại và vượt đỉnh cũ, trong khi những cổ phiếu chu kỳ kỳ đậm tính đầu cơ, thì khi sụt giảm sẽ phải mất rất nhiều thời gian (có thể tính bằng năm) thì mới quay lại đỉnh cũ.
Để giao dịch trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên tránh mở vị thế gần thời điểm có các tin tức gây biến động lớn để tránh rủi ro, nhất là khi thị trường Việt Nam giao dịch T+3, có khả năng hàng về đến tay là giá đã giảm 10-15%.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận