Chúng ta thường bị động trong việc mua bán, tại sao?
Tại vì 2 chữ: KẾ HOẠCH
• Đây là bài viết chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm không dài dòng, không loằng ngoằng và không văn vở.
Chúng ta cùng ngẫm lại xem trong suốt quá trình giao dịch của mình đã có bao nhiêu lần phải tiếc nuối, hoang mang, cảm xúc và thua lỗ khi không có sự chuẩn bị, không có kế hoạch trước cho phiên giao dịch lần sau.
Đa số các NĐT đều gặp phải 1 vấn đề đó là hay bị cuốn theo thị trường (TT) trong phiên giao dịch và thường đắn đo mua mã này, bán mã kia...rồi nhiều lúc bị hiệu ứng sợ mất cơ hội (FOMO) chi phối và rốt cuộc là bị TT nó dắt mũi suốt ngày chỉ vì không có sự chuẩn bị trước, không có sẵn kế hoạch giao dịch từ tối hôm trước cho phiên hôm sau. Vậy kế hoạch ở đây là gì?
Kế hoạch ở đây là chúng ta hãy dành thời gian khoảng 30 phút đến 1 tiếng của buổi tối hôm trước để kiểm tra, xem xét, đánh giá, nhận định và soi mói...TT chung sẽ như thế nào trong ngày hôm sau và danh mục cổ phiếu (CP) mình đang nắm giữ sẽ như thế nào trong phiên kế tiếp.
Xem xét về TT chung Vnindex: Dự đoán, nhận định của mình nó sẽ như thế nào vào ngày mai, các kịch bản có thể xảy ra? (Những dự đoán này cần phải có cơ sở và dựa trên những bằng chứng xác đáng với 1 góc nhìn khách quan nhất – Hay nói cách khác là phải dựa vào các chỉ báo của phương pháp phân tích kỹ thuật để nhận định nếu đầu tư theo T+ lướt sóng).
Xem xét về nhóm CP, dòng ngành: Ngày mai cần chú ý nhóm ngành nào? Dòng nào có thể thu hút tiền? Nhóm nào tham gia được? Và dựa vào đâu? (Thông tin hưởng lợi từ kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng từ các nước trên thế giới hay từ những nguồn lực nào...)
Đối với danh mục nắm giữ: Kiểm tra, xem xét và đánh giá các vùng kháng cự-hỗ trợ bằng biểu đồ giá (chart) và các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra phương án cho ngày mai là mua thêm hay bán bớt, bán hết, chốt lời, cắt lỗ hay tiếp tục nắm giữ... Mã CP nào ngày mai có thể mua mới, mua giá nào, mua số lượng bao nhiêu, mua bao nhiêu % NAV.... Lên sẵn 1 danh sách các mã cần theo dõi, các mã ưu tiên mua...với chi tiết nhất có thể để ngày mai chủ động hành động (nếu viết ra nhật ký tại sao lại mua, tại sao lại bán....nữa thì càng tốt)
• Từ những dữ liệu trên thì ta mới đưa ra được 1 bản kế hoạch cụ thể, chi tiết để ứng phó chủ động với từng kịch bản, diễn biến của TT ngày hôm sau và đặc biệt là áp dụng phương pháp PHÂN BỔ VỐN sẽ linh hoạt, an toàn hơn trong từng giai đoạn của TT lúc đó hiệu quả đầu tư mới cao. Và bản kế hoạch này giúp chúng ta chủ động hơn trong giao dịch kẻo ngày mai TT biến động mạnh thì lại nóng hết cả đít lên hoặc bị hoang mang và hoảng sợ. (Bản kế hoạch nghe có vẻ to tát nhưng thực ra rất bé thôi mà).
• Như vậy với tất cả sự chuẩn bị và kế hoạch đã được sắp xếp từ tối hôm trước thì đến phiên ngày hôm sau cứ AUTO mà quất thôi, dù cho bạn là người chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, nghề tay trái, tay phải... thì cũng rất chủ động, mà 1 khi đã chủ động rồi thì sẽ hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng từ cảm xúc và tâm lý giao dịch.
Sang năm mới 2023 này xin được chúc tất cả các NĐT luôn luôn xây dựng được kế hoạch cho riêng mình và luôn chủ động trong mọi hành động để đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Bài viết xin kết thúc tại đây, cảm ơn những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của tất cả mọi người để mang lại những lợi ích nhỏ nhỏ cho các NĐT.
“CÓ KIẾN THỨC MỚI CÓ PHƯƠNG PHÁP, CÓ PHƯƠNG PHÁP THÌ MỚI LÊN ĐƯỢC KẾ HOẠCH, KHI CÓ KẾ HOẠCH MỚI RÈN KỶ LUẬT VÀ KHI ĐÃ CÓ KỶ LUẬT MỚI KHÔNG BỊ CẢM XÚC, HOẢNG LOẠN... VÀ LÚC ĐÓ MỚI THÀNH CÔNG”
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận