menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Thủy Tiên

Chứng quyền có bảo đảm: Tổng quan những điều cần biết

Chứng quyền có bảo đảm được đưa vào giao dịch là điều mong chờ của các thành viên thi trường và nhiều nhà đầu tư chứng khoán trong thời gian qua. Đến thời điểm này, theo thông tin từ bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng để sản phẩm chính thức được đưa vào giao dịch.

Chọn chứng quyền mua cho giai đoạn đầu

Với một sản phẩm khá mới mẻ, theo quan điểm của HOSE, để giúp các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt kỹ năng và kiến thức, đồng thời giao dịch được thì trong giai đoạn đầu, dự kiến những sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất sẽ được triển khai.

Cụ thể, loại chứng quyền được lựa chọn triển khai là chứng quyền mua (call), với tài sản cơ sở là các cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản và hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, tài sản cơ sở được sàng lọc từ danh sách các cổ phiếu trong nhóm VN30 và đã được HOSE công bố định kỳ trên website của Sở.

Về mô hình hoạt động của chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, vị đại diện HOSE cho biết, đây là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt, bắt đầu từ khâu đăng ký chào bán và kết thúc bằng hoạt động thực hiện quyền của nhà đầu tư khi chứng quyền có bảo đảm đáo hạn…

Khi tham gia thị trường sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, nhà đầu tư cần quan tâm đến hai vấn đề: tổ chức phát hành; và giao dịch, thanh toán.

Tổ chức phát hành

Chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam là một sản phẩm chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành (bán) cho nhà đầu tư. Những công ty chứng khoán có đủ điều kiện theo các quy định về khả năng tài chính, hệ thống giao dịch, và nhân sự mới được phép trở thành tổ chức phát hành.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định, tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cho tổ chức phát hành trong vòng 20 ngày.

Sau đó, tổ chức phát hành sẽ tiến hành thực hiện ký quỹ bảo đảm thanh toán tại Ngân hàng lưu ký và phân phối chứng quyền có bảo đảm cho nhà đầu tư.

Sau khi kết thúc việc phân phối chứng quyền có bảo đảm tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành tiến hành đăng ký, lưu ký toàn bộ số lượng chứng quyền có bảo đảm được phép phát hành theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và đăng ký niêm yết với Sở Giao dịch Chứng khoán cho dù tại thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành có phân phối hết chứng quyền hay không.

Theo quy định tại Thông tư 107/2016/TT-BTC, số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

Để thị trường hoạt động hiệu quả, tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ thực hiện hai hoạt động quan trọng là tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro (hedging) nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường cũng như đảm bảo có đủ tài sản cho nhà đầu tư thực hiện quyền.

Giao dịch

Sau khi niêm yết, việc giao dịch và thanh toán chứng quyền có bảo đảm khá đơn giản, tương tự như cổ phiếu. Nhà đầu tư dùng tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường để giao dịch chứng quyền có bảo đảm và tuân thủ theo nguyên tắc khi mua phải có đủ tiền và khi bán phải có đủ chứng quyền.

Tuy nhiên, việc giao dịch ký quỹ không được áp dụng và quỹ đại chúng đầu tư vào chứng quyền chỉ với mục đích phòng ngừa rủi ro.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch chứng quyền có bảo đảm không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu. Việc thực hiện quyền sẽ được thực theo kiểu châu Âu. Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày đáo hạn.

Thanh toán

Thực hiện quyền là khâu cuối cùng đối với từng vòng đời của chứng quyền. Sau thời gian niêm yết, các chứng quyền sẽ đáo hạn và quy trình thực hiện quyền của nhà đầu tư xảy ra.

Nhà đầu tư chỉ được yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền trong trạng thái có lãi tại ngày thực hiện. Trường hợp nhà đầu tư không yêu cầu thực hiện quyền, những chứng quyền trong trạng thái có lãi vẫn sẽ được tổ chức phát hành thanh toán tiền (khoản chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện của chứng khoán cơ sở) cho nhà đầu tư.

Với quy mô và cấu trúc hàng hóa thiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam, bà Trần Anh Đào cho rằng sự ra đời của chứng quyền có bảo đảm được kỳ vọng sẽ là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường và thu hút vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại