Chứng khoán Việt Nam sau nghỉ Tết sẽ diễn biến ra sao?
Chỉ còn 2 tuần nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tạm dừng giao dịch trong vòng 1 tuần để "nhường chỗ" cho kỳ nghỉ Tết âm lịch.
Thị trường chứng khoán 09/01 quay lại đà tăng điểm sau phiên điều chỉnh nhẹ vào cuối tuần trước. Thanh khoản xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm mới. Tuy vậy nhóm bluechips, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò là nhóm chủ lục kéo chỉ số VN-Index giữ được sắc xanh khi đóng cửa.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng +2,77 điểm (+0,26%) lên 1.054,21 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn sàn HOSE có 149 mã tăng, 234 mã giảm và 72 mã đứng giá.
Thanh khoản sụt giảm cho thấy dòng tiền hiện vẫn đang đứng ngoài. Đây là điều dễ hiểu vì Tết âm lịch sắp diễn ra, nhiều nhà đầu tư lựa chọn bán cổ phiếu và nghỉ ngơi tới sau kỳ nghỉ mới tham gia lại vào thị trường. Đối với vĩ mô, hiện tại không có nhiều thông tin có tác động lớn tới thị trường, vì vậy diễn biến sau Tết khó xuất hiện những bất ngờ. Động lực lớn nhất tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới vẫn là câu chuyện từ FED, bối cảnh Việt Nam hiện tại vẫn đang trong khuynh hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, trong khi tài khóa vẫn không nới lỏng.
Nhiều khả năng FED sẽ không tăng nóng lãi suất trong thời điểm đầu năm. Vì FED không tăng lãi suất nhiều nên tỷ giá USD/VND sẽ giảm, như vậy áp lực tỷ giá sẽ đỡ hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các đơn vị phải đi vay USD. Trong nước, động lực phục hồi từ việc phát triển trở lại mạnh mẽ hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế, hoạt động đầu tư công được thúc đẩy với những động thái quyết liệt của Chính phủ. Các dự án năng lượng tái tạo được chú trọng đầu tư từ những nhà đầu tư trong và ngoài nước là động lực phát triển mạnh mẽ. Nguồn vốn FDI tiếp tục tăng mạnh cùng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt sau những thành công trong việc kiểm soát đại dịch cũng như các giải pháp kêu gọi, thu hút vốn hiệu quả.
Tuy nhiên, Các nguy cơ về bất ổn kinh tế toàn cầu, các cuộc xung đột chính trị... vẫn sẽ là những yếu tố tiềm ẩn tác động tiêu cực đến thị trường. Kinh tế vĩ mô năm 2023 được dự báo có những khó khăn hơn, khi sự tác động từ việc mở cửa nền kinh tế đã không còn mạnh mẽ, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại do cầu thế giới giảm, thách thức lãi suất và tỷ giá kéo dài (ít nhất đến quý 2/2023). Bên cạnh đó là những khó khăn trên thị trường bất động sản sẽ khiến thanh khoản và niềm tin vào thị trường sụt giảm.
Năm 2023 sẽ là năm thị trường không rõ ràng về xu hướng mạnh, sự phát triển sẽ có phân hoá giữa các nhóm ngành, việc lựa chọn cổ phiếu sẽ trở lên khó khăn hơn. Một số nhóm ngành được đánh giá cao như logistics, tiện ích hoặc tiêu dùng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận