24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Ngọc Báu Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán và lãi suất

Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn, giá trị của một đồng tiền được đo lường bằng giá trị hàng hóa quy đổi tương ứng với nó. Khi nền kinh tế có nhiều tiền hơn (có thể do in thêm để vượt cú sốc khủng hoảng, do hệ số quay vòng tiền nhanh hơn, hay do tây lông đổ tiền vào ồ ạt,…vân vân.. hàng tá lý do….), trong khi hàng hóa tăng lên với tốc độ chậm hơn. Nền kinh tế sẽ nhanh chóng bị thừa tiền, lúc này quy luật cung cầu sẽ làm tiền mất dần giá trị.

Đến khi nền kinh tế tăng trưởng ở một mức nhất định, lượng hàng trong nền kinh tế bắt đầu nhiều lên, nhu cầu vốn cũng tăng lên tương ứng. Lúc này để nền kinh tế phát triển tiếp, ngân hàng nhà nước chỉ cần bơm một lượng tiền nhất định, thị trường sẽ tự về trạng thái cân bằng và lãi suất sẽ không tăng lên.

Tuy nhiên, có những khoảng thời gian, để ổn định tỷ giá và đôi khi là lạm phát, ngân hàng nhà nước không thể tiếp tục bơm tiền được nữa. Cơn khát vốn của nền kinh tế sẽ không thể xoa dịu ngay lập tức, lãi suất tăng là điều khó tránh khỏi.

Câu chuyện chỉ có đơn giản vậy thôi, dĩ nhiên tôi đã cố gắng làm mọi thư đơn giản hơn nhiều để ai cũng hiểu được, tuy nhiên thực tế thì cách nền kinh tế vận hành ngoài đời thực sẽ phức tạp hơn một chút. Trong một số trạng thái nhất định, cơ quan quản lý còn có thể có thể giảm thiểu tác động quy luật thị trường bằng “bàn tay vô hình”. Đây là một chủ đề rất hay, tuy nhiên xin phép bàn luận ở topic khác, giờ thì quay lại với chủ đề chính: Tại sao lãi suất tăng chứng khoán sẽ giảm? Có 3 key:

Bản chất của tiền là đi tìm đến nơi có hiệu quả sinh lời tốt nhất

Khi lãi suất huy động ở mức 5%, bạn cần bao nhiêu lâu để gấp đôi số tiền của mình. Áp dụng quy tắc 72, chúng ta lấy 72 chia cho tỷ suất sinh lời sẽ ra số năm cần để gấp đôi số vốn. Ở đây là 14.4 năm. Như vậy với một công ty có tên X, không tăng trưởng và không rủi ro về quản lý hay tài chính, thời gian hoàn vốn P/E nhỏ hơn 14.4 là có thể chấp nhận được.

Nhưng nếu lãi suất về mặt bằng chung của 10 năm gần đây, tức quanh 10%. Áp dụng quy tắc 72, chúng ta chỉ mất 7.2 năm để gấp đôi số vốn của mình. Lúc này công ty X kia với P/E bằng 14.4 lại trở lên vô cùng đắt đỏ so với gửi ngân hàng. Vậy bằng bao nhiêu mới phù hợp, dĩ nhiên là P/E phải nhỏ hơn 7.2 năm. Với một công ty không tăng trưởng về lợi nhuận thì không khó để thấy rằng giá cổ phiếu sẽ phải giảm đi một nửa.

Nghe thì buồn nhưng phải chấp nhận một thực tế, gửi tiết kiệm là bạn đồng hành nhưng cũng là đối thủ nặng ký nhất của chứng khoán. Khi lãi suất tiết kiệm tăng lên, chứng khoán cũng cần phải làm mình trở lên hấp dẫn hơn.

Bài toán về chi phí huy động vốn

WACC, thứ làm các vị CFO tại các công ty đau đầu mỗi ngày. Nếu bạn là dân kinh tế, chắc còn nhớ công thức: WACC=Cơ cấu nợ*Rd*(1-t)+Cơ cấu vốn cổ phần*Re, trong đó Rd và Re lần lượt là chi phí huy động vốn từ vay nợ và từ phát hành cổ phần. Khi Rd tăng vì lãi suất tăng, không khó để nhận thấy Re cũng sẽ tăng lên tương ứng. Phần nhiều chúng ta sử dụng margin để đầu tư, dĩ nhiên khi lãi suất margin tăng lên thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chúng ta với những cổ phiếu chúng ta đầu tư cũng tăng tương ứng. Kéo theo WACC, tăng với tốc độ không thua kém gì lãi suất cả. Còn thua kém bao nhiêu nó phụ thuộc vào tài năng của ông CFO.

Với một công thức đơn giản, lợi nhuận của doanh nghiệp ~ ROA – WACC. Như vậy khi một công ty không thể tăng ROA (lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản) theo kịp tốc độ tăng của WACC, lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm là điều tất yếu.

Bạn có sẵn lòng mua công X trước kia với P/E bằng 14.4 năm và có thể tăng trưởng lợi nhuận suy giảm, trong khi gửi ngân hàng thì P/E chỉ bằng 7.2 lần?

Cuối cùng là nó nằm ở ngay công thức định giá

Với một công ty mang về dòng tiền cố định FCFF đều đặn hàng năm, chúng ta có thể rút gọn công thức định giá kinh điển DCF thành:

P = FCFF / WACC

Với

P: giá chứng khoán

FCFF: dòng tiền tự do của công ty

WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân

Theo công thức này, giá chứng khoán sẽ giảm khi tốc độ tăng của FCFF thấp hơn tốc độ tăng của WACC, mà thường thì nếu lãi suất tăng mạnh trong một thời gian đủ dài, tiền trong nền kinh tế sẽ hạn hẹp hơn và việc FCFF tăng nhanh là điều khó khả thi. Đến đây chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù chưa phân tích đến hành động chi tiêu khi thu nhập thay đổi thì động thái tăng lãi suất cũng đã tạo ra những xung lực giao thoa trong việc làm giá chứng khoán suy giảm. Vấn đề còn lại chỉ là ... Khi nào!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trần Ngọc Báu Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả