24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bùi Tiến Đức Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán, tài chính và những vấn đề cần chú ý trong mùa dịch Covid 19

Sắp tới đây là mùa các ngân hàng Việt Nam công bố BCTC. Hệ quả của viêc phong thành tỏa càng khống chế dịch bệnh có thể sẽ lộ diện dần thông qua các khoản nợ nhóm 2, các khoản lãi dự thu trong BCTC. Nợ quá hạn không tăng sao được khi mà doanh thu không có thì làm sao có dòng tiền về trả nợ. Vấn đề quan trọng là con số sẽ là bao nhiêu, và thị trường đã phản ánh hết vào giá chưa ?

Theo NHNN, tính đến cuối năm 2019 dư nợ tín dụng của toàn hệ thống đạt 8.301.988 tỷ đồng. Với hình tình dịch bệnh hiện nay thì ước tính khoản 23% tổng dư nợ sẽ bị ảnh hưởng. Tức khoản 2 triệu tỷ đồng có nguy cơ biến thành nợ quá hạn hoặc nợ xấu.

Hiện đang đang dần xuất hiện một mới lo ngại khác đó là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2019, quy mô của thị trường này cũng đã chiếm tới 11.3% GDP. Khách hàng của thị trường này không chỉ là nhà đầu tư cá nhân, khách hàng tổ chức, công ty chứng khoán mà còn có cả các ngân hàng. Do đó, thị trường non trẻ này cũng không tránh khỏi rủi ro của đại dịch. Và hiệu ứng Domino cũng sẽ không kém gì hệ thống ngân hàng.

JP Morgan Chase, ngân hàng xịn xò nhất quả đất, kiểu như VCB của Việt Nam vậy vừa công bố báo cáo tài chính với két quả kinh doanh thấp hơn 50% so với dự báo của các Analysts Phố Wall. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản trích lập dự phòng cho nợ xấu lên tới 8,28 tỷ USD gấp 5,8 lần so với cùng kỳ.

Về cơ bản, nợ là công cụ tuyệt vời để giúp kinh tế xã hội phát triển vì nó giúp tăng sức mua, tạo đòn bẩy cho đầu tư sản xuất. Nếu không có nợ thì rõ ràng sẽ không có sự phát triển, giống đất nước của Rocket Boy vậy. Do vậy càng phát triển thì nợ sẽ càng tăng. Các vấn để chỉ nảy sinh khi mà không có khả năng trả nợ, hoặc dùng không hiệu quả hay đúng mục đích.

Nếu doanh nghiệp không trả lãi và nợ gốc đúng hạn thì sẽ bị đưa vào nợ xấu, lên CIC. Từ đó doanh nghiệp không thể nào vay bất kỳ ngân hàng nào. Hậu quả tắc tín dụng, tắc dòng tiền thanh toán nhà cung cấp, nhân viên. Nhân viên thấp nghiệp. nó là vòng quay bất tận kéo mọi thứ sự độ ngay lập tức vì mất thanh khoản thanh toán. Đó là lỳ do vì sao sự can thiệp nhanh chóng của các ngân hàng trung ương là cần thiết. Ngay như FED trong mấy tuần qua cũng đã bơm hơn 1k tỷ USD vào thị trường nợ, và dự báo còn bơm tiếp. Việt Nam cũng vậy.

Trong giai đoạn vừa qua thì các thị trường đã phục hồi trở lại một phần phán ảnh những hỗ trợ này từ phía các chính phủ và ngân hàng trung ương. Sắp tới có thể sẽ là bước qua giai đoạn 2, là lúc thị trường đánh giá thiệt hai do dịch Covid thông qua các báo cáo tài chính và mức độ hiệu quả của các gói chính sách tài khóa và tiền tệ này. Bơm là một chuyện, hiệu quả hay không là một chuyện. không bơm không được.

Có một điểm hay là thị trường tài chính toàn cầu lại phục hồi trước mùa ra báo cáo tài chính.

Hiện nay, dù dịch bệnh đã và đang tạo đỉnh ở Châu Âu và Mỹ, nhưng cũng có 1 vấn đề cần chú ý là tỷ lệ giảm ca nhiễm mới, và tỷ lệ phục hồi đang diễn ra khá chậm. chậm hơn nhiều so với ở Trung Quốc hồi tháng 2. Phải có thuốc chữa trị thì may ra dứt điểm được dịch này, chứ Vaccine e vẫn còn lâu.

Thời gian cứ kéo dài thì rủi ro cho kinh tế càng tăng vì chính phủ lẫn ngân hàng trung ương không thể cứ mãi bơm tiền được, xã hội không thể lock down mãi được. Nếu dịch kéo dài qua quý 3 thì cũng ko biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng nếu kết thúc sớm trong tháng 5 thì mọi thứ sẽ sớm trở lại như cũ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Bùi Tiến Đức Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả