Chứng khoán Philippines cho phép bán khống từ 6-11/11 nhằm thu hút dòng vốn ngoại
Các nhà phân tích nói quyết định này sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy các công ty đại chúng tiến hành cải cách quản trị.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch gần một thế kỷ, sàn chứng khoán lâu đời này mới chấp nhận hình thức short selling. Bởi phần lớn sợ thủ tục quan liêu, nhiều người cảnh giác với các biến động giá đột biến. Nhưng có người cũng lạc quan về khối lượng giao dịch tăng, khả năng quản trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Bán khống là chiến lược đầu tư cho phép sinh lời từ giảm giá của một loại cổ phiếu hay trái phiếu nào đó. Nhà đầu tư sẽ đi vay cổ phiếu của nhà môi giới và bán ra trong trường hợp dự đoán giá cổ phiếu có chiều hướng giảm, sau đó mua lại số lượng cổ phiếu tương tự có giá thấp hơn để trả lại người mình đã vay.
Loại hình giao dịch này đã cố định trên các thị trường chứng khoán châu Á, bao gồm ở Indonesia, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Kế hoạch của Philippines được dự kiến phê duyệt vào năm 2010, nhưng mãi đến đến năm 2018 mọi việc mới được thông qua. Những nỗ lực triển khai hoạt động bán khống đã bị đình trệ khi Covid-19 bùng phát đầu năm 2020.
Các công ty giao dịch trên PSE, bao gồm các gã khổng lồ như tập đoàn bất động sản viễn thông Ayala và công ty thực phẩm Monde Nissin, có thể bị bán khống từ ngày 6-11. Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và nhóm cổ phiếu có chỉ số lợi suất cổ tức và vốn hóa trung bình cũng vậy.
Giám đốc điều hành PSE Ramon Monzon từng nói rằng thị trường chứng khoán Philippines “đang tụt hậu rất nhiều nếu không có hoạt động bán khống”.
Tháng 5-2023, Ủy ban Giao dịch chứng khoán Philippines (PSEC) đã chấp nhận tài sản thế chấp ở nước ngoài cho các giao dịch vay và cho vay trong bán khống. Hai tháng sau, cơ quan lưu ký chứng khoán trung ương của đất nước, Philippine Depository & Trust Corp., đã được chấp thuận có điều kiện làm đại lý cho vay. Cơ quan thuế sau đó đã chấp nhận việc nộp và đăng ký thỏa thuận cho vay chứng khoán tổng thể toàn cầu. Đây là điều kiện cần và đủ để đảm bảo các nhà đầu tư quốc tế có thể tham gia.
Tuy nhiên, nhà môi giới Hernan Segovia của Summit Securities bày tỏ sự lo ngại rằng, các công ty có nền tảng cơ bản vững chắc có thể dễ bị bán khống vì “ngay cả trong một thị trường buồn tẻ và xuống sắc, sẽ luôn có những nhà đầu tư đánh bạc với thị trường”. Chỉ số PSE (gồm 30 công ty lên sàn) đã giảm hơn 9% từ đầu năm đến nay và giảm mạnh so với mức đỉnh trên 9.000 đạt được vào đầu năm 2018. Khối lượng giao dịch thường tụt hậu so với các sàn giao dịch khác trong khu vực.
Tuy nhiên, thị trường không dễ dàng cho tất cả những ai muốn bán khống. Chính phủ Philippines định ra các giới hạn về số lượng cổ phiếu có thể bán khống bất kỳ lúc nào và các giao dịch phải tuân theo “quy tắc tăng giá” nhằm hạn chế việc bán tháo cổ phiếu một cách “tuỳ tiện”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận