24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Thành Doanh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán phái sinh - Liệu có cần cho một thị trường "non trẻ"?

Sự sụt giảm đến mức vô lý của chỉ số VNI trong 6 tuần vừa qua, cho thấy chứng khoán phái sinh đã góp phần không nhỏ. Đã đến lúc các nhà đầu tư chân chính cần phải đi tìm hiểu và có ý kiến cho câu chuyện liệu có nên tồn tại chứng khoán phái sinh, khi thị trường chứng khoán của Việt Nam còn non trẻ về lượng và chất?

Bài học nhãn tiền của phái sinh Trung Quốc

Khi chúng ta nhìn lại sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải – Trung Quốc năm 2015 bắt đầu từ câu chuyện sản phẩm phái sinh, đến nay bộ chỉ số của thị trường Thượng Hải gần như chưa thể hồi phục. Để mở một tài khoản chứng khoán phái sinh tại Trung quốc vào thời điểm đó không hề dễ, hàng loạt các quy định tối thiểu như: kiến thức cơ bản về tài chính, đầu tư chứng khoán; lịch sử tín dụng; mức lương tháng và tài sản có tính thanh khoản cao. Vào thời điểm khởi đầu đó, để mở một tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh nhà đầu tư cá nhân phải nộp vào tài khoản chứng khoán tối thiểu 500.000 Nhân dân tệ (khoảng 73.000 USD vào thời điểm đó). Nhà đầu tư cũng phải chứng minh được rằng họ đã thực hành được ít nhất 20 giao dịch chứng khoán phái sinh (ở đây là hợp đồng tương lai) giả định hoặc thực hiện giao dịch ít nhất 10 hợp đồng tương lai hàng hóa trong vòng 3 năm trước đó. Ngoài ra nhà đầu tư phải ký quỹ từ 15-18% giá trị hợp đồng tùy thuộc vào từng loại hợp đồng.

Trong khi đó, việc mở tài khoản phái sinh tại thị trường non trẻ Việt Nam chúng ta thì như mua một bó rau lề đường, không cần những quy định gì đối với nhà đầu tư, duy nhất điều cần là có tiền.

Bất kỳ ai theo dõi chỉ số VNI trong 6 tuần qua cũng sẽ thấy một điều cực kỳ phi lý, hàng loạt cổ phiếu có nền tảng vốn, thanh khoản, cũng như kết quả kinh doanh tốt đều bị một bàn tay “vô hình” nào đó bán một cách không khoan nhượng. Khi đó, khối lượng tiền ở giao dịch phái sinh tăng lên từng ngày , từ 30.000, 44.000, và đỉnh điểm là kết thúc phiên ngày 13/05 vừa qua là 52.000 tỷ. Nếu chúng ta cộng luôn khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ sở thì tổng lượng tiền giao dịch trong ngày 13/05 lên đến con số 72.000 tỷ trong một ngày.

Đến lúc này, câu hỏi thị trường chứng khoán giúp gì cho doanh nghiệp ? Có còn là thị trường vốn cho các doanh nghiệp tìm nhà đầu tư cho mình hay không? Các cơ quan chức năng có đủ khả năng quản lý thị trường ?

Là một nhà đầu tư chuyên nghiệp và chân chính, tôi muốn hỏi rằng, vì sao các tổ chức, cơ quan quản lý thị trường lại để tình trạng này kéo dài 06 tuần lễ? Nếu nói minh bạch thì nhà đầu tư chúng tôi yêu cầu cần có sự điều tra quá trình khớp lệnh một cách bất thường là do ai mua? Ai bán? Số liệu này nếu đều tra chắc chắn sẽ có câu trả lời cho việc có hay không sự lũng đoạn thị trường tài chính, cụ thể là thị trường chứng khoán.

Thị trường vốn có dành cho các Doanh nghiệp?

Thị trường chứng khoán là nơi mà các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển tham gia để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến với doanh nghiệp. Trong hơn 20 năm qua, chỉ mới có hơn 1500 mã cổ phiếu đại diện cho hơn 1500 Doanh nghiệp tham gia thị trường này, trong khi đó theo số liệu thống kê có gần 900.000 Doanh nghiệp cổ phần đang hoạt động. Như vậy, chúng ta có thể tin rằng, thị trường chứng khoán VN có cơ hội phát triển rất lớn, nhưng sau 20 năm, khung pháp lý dành cho thị trường vẫn còn bấp bênh, chấp vá…hàng loạt sự vụ đã tồn tại nhiều năm như việc thao túng giá cả trên thị trường, hàng trăm đội lái bất chấp đã tạo ra hàng loạt cổ phiếu đầu cơ với sự tăng trưởng đáng ngờ về giá so với kết quả thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp đó.

Chiều ngày 14/05/2022, UBCK đã có cuộc họp cùng tất cả các tổ chức, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và đưa ra một số yếu cầu nhằm chấn chỉnh thị trường. Tuy nhiên, với phong cách làm việc mang tính “hành chính” của chúng ta thì liệu những biện pháp đó bao giờ thực hiện? Thời gian cụ thể là khi nào? Chúng ta vẫn chưa biết, nhưng khi thị trường mở cửa thì dòng tiền và lòng tham từ phái sinh có cần thủ tục “hành chính” hay không? Trong khi đó, cả đất nước đang hô hào cho thời đại kỷ nguyên số, cái nhà đầu tư cần là sự quyết đoán của người quản lý, và sự vận hành một cách đủ nhanh để phản ứng với thị trường. Không một ai dám đưa ra một quyết sách mang tính chấn chỉnh và thời điểm thực hiện một cách nhanh chóng mang tính khoa học, trong khi cả một hệ thống quản lý thị trường tài chính từ TW cho đến địa phương đều có.

Với cách làm này, liệu rằng nhà đầu tư nào còn muốn đến thị trường? Doanh nghiệp chân chính nào còn muốn lên sàn gọi vốn? Vậy chúng ta đừng nên mơ tưởng cho việc thị trường nâng hạng, chúng ta có quyền mơ tưởng khi và chỉ khi các nhà quản lý hiểu rõ từ “minh bạch” một cách nghiêm túc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phạm Thành Doanh Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả