24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán dè dặt hồi phục; phạt hành chính FLCHOMES và Louis Capital hàng trăm triệu đồng

Các chỉ số chứng khoán đã ghi nhận một vài phiên hồi phục sau hơn một lao dốc, câu chuyện các tân binh, công tác giám sát thị trường của UBCKNN là câu chuyện đáng chú ý tuần qua.

Chứng khoán Việt dè dặt hồi phục, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nâng đỡ thị trường

Sau tuần lao dốc liền trước, quán tính giảm tiếp tục đẩy VN-Index xuống quang ngưỡng 1.430-1.440 điểm, mức thấp nhất trong một tháng gần đây. “Rơi” tốc độ thang máy hai phiên đầu tuần nhưng chỉ “đi lên thang bộ” trong ba phiên, chỉ số sàn HoSE vẫn giảm 23,13 điểm, tương đương giảm 1,55% so với cuối tuần trước, đóng cửa tuần ở mức 1.472,89 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng tăng 3 phiên cuối và chỉ còn giảm 2,5 điểm xuống 109,68 điểm.

Cá biệt, HNX-Index vẫn rơi tới 10,5% kết tuần ở thời điểm kết thúc tuần thứ ba của tháng 1/2022. Sự sụt giảm ở các đầu tàu vốn hoá cũng là yếu tố đẩy chỉ số này tăng mạnh giai đoạn trước đây đã khiến HNX-Index giảm hơn 49 điểm tuần qua, đóng cửa tại 417,84 điểm. Chỉ số sàn HNX từng có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2021.

Riêng cổ phiếu THD của ThaiHoldings góp hơn 24 điểm giảm. Chỉ trong một tuần với 3 phiên giảm kịch biên độ, giá cổ phiếu này đã bốc hơi 1/3, trở lại mức giá thời điểm giữa tháng 2/2021. Top các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến HNX-Index tuần này còn có SHS, CEO, IDC, L14. Dù cũng có tới 3 phiên giảm xấp xỉ 10%, L14 lại quay đầu với 2 phiên tăng trần và tiếp tục duy trì vị trí cổ phiếu có thị giá lớn nhất trên ba sàn (384.400 đồng/cổ phiếu).

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu nhóm ngân hàng, dầu khí, xây dựng như KSF, NVB, PVS hay SCG tăng, nhưng chỉ như muối bỏ bể, không thể trung hoà với các yếu tố kéo giảm chỉ số.

.
VN-Index hồi phục trở về ngang thời điểm cách đây một tháng

Trong khi đó, sự hồi phục của VN-Index tuần này có sự góp sức lớn của nhóm cổ phiếu nhà băng, đặc biệt là VCB, BID và MBB đều với mức tăng quanh 7%. Cổ phiếu MBB đã vượt đỉnh 6 tháng, BID đã tăng 33,76% từ đầu năm đến nay… Dòng ngân hàng đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể các tuần qua. Cùng đó, dòng dầu khí cũng hưởng lợi nhờ diễn biến giá dầu. Dầu Brent biển Bắc đã xác lập mức đỉnh mới trong 7 năm (89,5 USD/thùng).

Tình trạng mất thanh khoản với dư bán sàn áp đảo tại một số cổ phiếu thuộc nhóm FLC hay nhóm cổ phiếu kỳ vọng tăng giá đất ở Thủ Thiêm đã được cải thiện đáng kể. Cổ phiếu FLC đóng cửa tăng trần ở phiên thứ Sáu, kèm đó là hơn 62 triệu cổ phiếu được khớp trong phiên. Tuy nhiên, tính chung toàn thịi trường, thanh khoản là điểm trừ trong giao dịch tuần này. Trên sàn HoSE, không ghi nhận phiên giao dịch nào đạt mức 1 tỷ cổ phiếu, rơi xuống thấp nhất với 637,6 triệu đơn vị giao dịch trong phiên hôm thứ Tư (19/1) khi VN-Index quay đầu tăng. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 792,23 triệu đơn vị/phiên, giảm 28,56% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 24.521,95 tỷ/phiên, giảm 26,66% so với tuần trước. Trên sàn HNX, giá trị giao dịch cũng giảm tới 36,6% xuống còn bình quân 2.609 tỷ đồng/phiên.

Thông tin đáng chú ý tuần qua là động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). Lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm hạ từ 3,8% xuống 3,7%. Lãi suất cơ bản với khoản vay 5 năm được giảm 5 điểm cơ bản, từ 4,65% xuống 4,6%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

UBCKNN mạnh tay xử phạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ngày 21/01/2022, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHOMES vì đã có hành vi công bố thông tin sai lệch và công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật với tổng mức tiền phạt 145 tỷ đồng.

Cụ thể, FLCHOMES đã công bố thông tin sai lệch đối với số liệu trên Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán (công bố ngày 29/02/2020). Số liệu các hạng mục tài sản ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác, chi phí trả trước ngắn hạn, tài sản dài hạn, nguyên giá tài sản cố định hữu hình, hao mòn lũy kế, chi phí trả trước dài hạn, nợ phải trả, nợ ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả ngắn hạn khác, nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên bảng cân đối kế toán thuộc Báo cáo tài chính hợp nhất có sự sai lệch. Cùng đó, FLCHOMES cũng công bố thông tin sai với doanh thu cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này.

Trên Báo cáo tài chính riêng năm 2019 đã kiểm toán, số liệu dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, doanh thu cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng sai lệch.

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phạt hành chính 85 triệu đồng và yêu cầu khắc phục hậu quả bằng cách buộc cải chính thông tin trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được Quyết định. Tính đến thời điểm hiện tại, trong hai ngày cuối tuần, FLCHOMES chưa cập nhật thông tin đính chính Báo cáo tài chính năm 2019 trên website. FLCHOMES còn công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với Báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét năm 2020 (riêng và hợp nhất) và chịu mức phạt tiền 60 triệu đồng.

Cùng ngày, UBCKNN cũng ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Louis Capital (mã TGG- sàn HoSE) với tổng số tiền phạt 232,5 triệu đồng bao gồm các vi phạm công bố thông tin và quy định về quản trị công ty.

Cụ thể, Louis Capital bị phạt tiền 100 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Các tài liệu còn thiếu bao gồm giải trình chênh lệch 10% lợi nhuận sau thuế bán niên năm 2020; thông báo về ngày đăng ký cuối cùng và xác nhận danh sách người sở hữu chứng khoán tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 năm 2021; Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Trần Quyết Thắng (ngày 11/12/2019, ngày 18/12/2019), Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Đặng Mai Hương (ngày 31/3/2020, ngày 24/01/2021). Công ty cũng công bố không đúng thời hạn trên hệ thống IDS và trên trang thông tin điện tử của HoSE các tài liệu giải trình chênh lệch 10% lợi nhuận sau thuế năm 2020; giải trình chênh lệch 5% lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán năm 2020; báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn Trần Quyết Thắng (ngày 11/12/2019, ngày 18/12/2019).

Cùng đó, do không có thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập (trái với quy định bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành), công ty bị phạt tiền 125 triệu đồng. Ngoài ra, việc không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty cũng khiến mức phạt hành chính tăng thêm 7,5 triệu đồng.

Ngày 17/01/2022, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 14/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2A, No9B1, khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam) cụ thể như sau:

Phạt tiền 70.000.000 đồng (Bảy mươi triệu đồng) theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Điểm a Khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật (Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và chưa công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh các tài liệu sau:

Cũng do công bố thông tin không đúng thời hạn và chưa công bố thông tin các báo cáo giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, soát xét bán niên năm 2020 và soát xét bán niên năm 2021, Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (mã NTL – sàn HoSE) bị phạt 70 triệu đồng.

Các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã giảm đáng kể hai tuần gần đây. Riêng tuần này không ghi nhận lệnh xử phạt liên quan đến giao dịch cổ phiếu.

Công ty con của Transimex sang sàn HNX, EVNGENCO3 huỷ giao dịch UPCoM để chuyển sàn

Công ty Cổ phần Vận tải Transimex tuần qua đã hoàn tất chuyển giao dịch cổ phiếu TOT từ sàn UPCoM sang sàn HNX. Ngày giao dịch đầu tiên là 20/1/2022, sau 2 tuần huỷ giao dịch trên sàn UPCoM. Giá cổ phiếu tăng kịch biên độ trong hai phiên, lên 16.200 đồng/cổ phiếu, tăng 42% so với giá tham chiếu và về gàn sát mức giá tại ngày giao dịch cuối cùng trên sàn HoSE.

Transimex Trucking là công ty con do Công ty Cổ phần Transimex (mã TMS-sàn HoSE) sở hữu 75,48% vốn điều lệ. Công ty có quy mô khá khiêm tốn với vốn điều lệ đạt 54,95 tỷ đồng. Tổng tài sản đến ngày 31/12/2021 xấp xỉ 75 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 4,8 tỷ giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ.

Cũng trong tuần này, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã phát đi thông báo huỷ giao dịch cổ phiếu PGV của Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) trên sàn UPCoM kể từ ngày 24/1/2022. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PGV trên sàn UPCoM là 21/1/2022. Lý do bởi EVNGENCO3 đã được chấp thuận niêm yết và chuẩn bị chuyển giao dịch sang sàn HoSE.

PJICO nới room ngoại lên 100%

Ngày 21/01/2022, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) đã nhận được văn bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa. “Room ngoại” của PJICO đã tăng từ 49% lên 100%. Kế hoạch nới room ngoại lên tối đa đã được thông qua từ cuộc họp đại hồi đồng cổ đông thường niên các năm trước. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không còn gặp hạn chế về giới hạn khi đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này. Ba cổ đông lớn của PJICO gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với tỷ lệ sở hữu 40,95% vốn, Vietcombank sở hữu 8,03% và Samsung Fire & Marine Insurance sở hữu 20%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả