Chưa biết bao giờ mới có vắc xin thương mại
Tất cả các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay đều chưa phải là vắc xin thương mại nên chưa được Cục dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp Giấy phép lưu hành (Marketing Authorization – MA).
Hiện FDA mới chỉ cấp Giấy phép lưu hành khẩn cấp (Emergency Use Authorization – EUA) cho vắc xin của Pfizer-BioNtech (11/12/2020), Moderna (18/12/2020) và Johnson & Johnson (27/2/2021). Vaccine AstraZeneca vẫn chưa được cấp EUA ở Mỹ.
Trong danh sách Lưu hành khẩn cấp (Emergency Use Listing – EUL) của WHO cập nhật đến hôm nay (3/6), mới chỉ có các loại vắc xin sau (theo thứ tự thời gian được phê chuẩn đưa vào danh sách sau một quá trình thẩm duyệt dữ liệu):
1. Pfizer/BioNtech (31/12/2020)
2. AstraZeneca (16/2/2021)
3. Johnson & Johnson (12/3/2021)
4. Moderna (30/4/2021)
5. Sinopharm (7/5/2021)
6. Sinovax (1/6/2021)
Vắc xin Sputnik V của Nga vẫn đang có lịch thẩm định trong tháng 6 để thu thập thêm dữ liệu (Non-CLIN, CLIN, CMC) và chưa biết bao giờ sẽ được đưa vào EUL vì còn phụ thuộc vào dữ liệu có thu thập được đủ không. EUL là điều kiện tiên quyết để một vắc xin được đưa vào COVAX để phân phối cho các nước tiếp nhận là thành viên, trong đó có Việt Nam.
Việc các doanh nghiệp cả FDI và trong nước ở Việt Nam đang sốt sắng chủ động tìm nguồn cung vắc xin nhằm hỗ trợ Chính phủ là một nỗ lực rất đáng trân trọng (bên cạnh việc đóng góp tài chính cho Quỹ vắc xin chống COVID-19). Tuy nhiên, ít nhất là đến hết năm nay (2021) nỗ lực này sẽ không giúp các DN tiếp cận được với vắc xin của các nhà sản xuất Mỹ và Châu Âu (Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca) đơn giản vì sản phẩm của họ chưa được cấp MA bởi cơ quan dược phẩm Mỹ và châu Âu.
Các công ty này cũng chưa có kế hoạch phân phối vắc xin thương mại sau khi được cấp MA vì (1) họ chưa biết bao giờ sẽ được cấp MA vì quy trình cấp MA cho sản phẩm mới phải mất nhiều năm và (2) họ chưa biết bao giờ đại dịch hiện nay sẽ kết thúc để cơ quan cấp phép thu hồi EUA. Với giấy phép EUA, họ chỉ được phép bán cho chính phủ và các thực thể liên chính phủ quốc tế.
Vì vậy, chưa công ty nào có kế hoạch phân phối vắc xin thương mại cho năm 2022. Họ cũng chưa có đủ động lực làm điều đó khi mà việc đáp ứng đơn hàng của các Chính phủ vẫn còn đầy khó khăn do năng lực sản xuất không kịp gia tăng so với nhu cầu trong nhiều tháng tới, thậm chí kéo dài cả sang hết năm sau.
Như vậy trong 8 - 12 tháng tới, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể mua vắc xin của những nước không phải Âu, Mỹ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận