24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phương Lâm
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may: ‘Xuất khẩu dệt may năm nay giỏi lắm chỉ đạt 34 tỷ USD’

Ông Vũ Đức Giang - Chù tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, mục tiêu ngành dệt may đưa ra trong năm năm nay là kim ngạch xuất khẩu đạt 40-42 tỷ USD nhưng khả năng không đạt được, giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD.

Ông có thể cho biết, ngành dệt may Việt Nam gặp phải thuận lợi và khó khăn gì từ việc Quốc hội đã thông qua Hiệp định EVFTA?

Hiệp định EVFTA vừa được Quốc hội thông qua là vô cùng quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành dệt may còn gặp khá nhiều khó khăn để tận dụng cơ hội từ EVFTA. Đó là hạ tầng của ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ bé. Nguồn cung thiếu hụt, mà sự thiếu hụt này cực kỳ lớn. Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu trong nước, thì lợi ích từ việc giảm thuế của Hiệp định EVFTA chúng ta không tận dụng được.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may: ‘Xuất khẩu dệt may năm nay giỏi lắm chỉ đạt 34 tỷ USD’

Mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may đưa ra năm nay là khoảng 40-42 tỷ USD, nhưng theo tôi khả năng không đạt được. Tôi cho rằng giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD. Bỏi vì xuất khẩu dệt may của Quý I giảm không nhiều, Quý II cũng chưa nhiều, nhưng Quý III mới giảm nhiều.

Cá nhân tôi thấy đây là vấn đề cực kỳ trăn trở. Lãnh đạo Hiệp hội đã báo cao trực tiếp với Quốc hội và Thủ tướng, cũng đã gặp trực tiếp Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh kiến nghị là cần phải làm sao thúc đẩy triển khai đầu tư vào phần cung thiếu hụt hiện nay. Nếu nguồn cung không đáp ứng được thì có khi các hiệp định thuế bằng không cũng không giải quyết được vấn đề gì. Bởi vì nguồn gốc vải không phải xuất xứ từ Việt Nam.

Vậy theo ông giải pháp đưa là thế nào để đáp ứng nguồn cung thiếu hụt hiện nay?

Để giải quyết vấn đề này cần phải quy hoạch làm sao ở trên nước mình có 3 trụ cột trọng điểm. Trụ cột thư nhất ở miền Bắc là các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên vào đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ở trụ cột số một này, các địa phương phải triển khai được các khu công nghiệp có quy mô lớn để kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt. Các khu công nghiệp này phải có các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn. Đây chính là vấn đề cốt lõi nhất để tận dụng các ưu đãi trong các hiệp định thương mại.

Trụ cột thứ hai là khu vực miền Trung từ Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, vào đến Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là trụ cột thứ 2, phải quy hoạch các khu công nghiệp tại các tỉnh này để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may.

Trụ cột thứ 3 là khu vực các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ. Đây là trụ cột quan trọng để đầu tư các nhà máy cho dệt nhuộm. May có thể không về khu vực này nhưng sợi và dệt nhuận có thể về khu vực này.

Từ thực tế hiện nay, theo ông có nên đưa ra một chiến lược lâu dài cho ngành dệt may Việt Nam?

Từ những trăn trở trên, chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng là phải ra được một Chiến lược cho ngành dệt may Việt Nam. HIện, Hiệp hội đã tham gia với Cục Công nghiệp Bộ Công Thương để trình Chính phủ quy hoạch ngành dệt may từ năm 2020 đến 2040 là phải sớm ban hành Chiến lược dệt may. Từ chiến lược này mới ra được quy hoạch các vùng để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cho ngành dệt may.

Nếu trong năm 2021 mà không ra đời được chiến lược dệt may thì qúa chậm trễ. Hiện, tình hình thế giới đang quay lưng lại với Trung Quốc. Đơn giản như khẩu trang y tế, khẩu trang vải nếu xuất xứ Trung Quốc, nhiều nước không cho nhập khẩu. Trước đây, 1 tấn vải làm khẩu trang y tế có lúc giá lên 3 tỷ đồng/tấn, bây giờ quay về mức giá 70-80 triệu đồng/tấn. Vì Mỹ và Châu Âu không nhập nên giá ở Trung Quốc đang đao kinh khủng. Nếu Việt Nam có được hạ tầng tốt thì chúng ta có thể tận dụng được cơ hội rất lớn này để đáp ứng nguồn cung trong nước.

Theo ông khẩu trang có phải là mặt hàng đang giải quyết khó khă cho doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của đại dịch COVID-19?

Diễn biến COVID-19 xảy ra trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam, cũng đang gặp phải những khó khăn. Diễn biến hiện nay cho thấy, khẩu trang trong nước bắt đầu về con số bình thường chứ không còn nóng như khi dịch COVDI-19 bùng nổ. Cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu trang mà không nắm bắt kịp thời là tồn kho cực lớn. Ngay cả xuất khẩu sang châu Âu, các tập may mặc lớn ngày 30/6 vừa qua cũng phải dừng lại. Bây giờ xuất khẩu vào Pháp người dân họ không đeo khẩu trang nữa. Vì nhu cầu giảm nên nhiều doanh nghiệp của chúng ta cũng mắc chuyện đơn hàng khẩu trang. Tới đây, Mỹ và châu Âu kiểm soát tốt COVID-19, thì khẩu trang không phải là mặt hàng giải quyết khó khăn của hàng dệt may Việt Nam nữa.

Ngoài ra, các sản phẩm truyền thống, riêng sản phẩm veston, các nhà máy hàng đầu Việt Nam đang sản xuất bây giờ và cho đến tháng 10 năm nay chắc chắn cũng không có đơn hàng. Tình hình hết sức khó khăn. Sức mua của người dân toàn cầu bây giờ giảm xuống còn 40-50%. Bởi vì họ có đi làm đâu, không đi làm nên không có tiền. Chính vì không có tiền nên sức mua giảm theo.

Do tác động của đại dịch COVID-19 khiến sức mua giảm, sức mua giảm thì văn hoá tiêu dùng tới đây cũng sẽ thay đổi. Không còn văn hoá tiêu dùng đi siêu thị mua túi nọ túi kia mang về nhà như trước đây. Ngay cả bán hàng trên mạng cũng có thể tăng nhưng số lượng mua không còn lớn như ngày trước dịch COVID-19 nữa.

Chính vì thế, trong các tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy theo ông, mục tiêu xuất khẩu dệt may năm nay sẽ bị tác động cụ thể ra sao, liệu có đạt được mục tiêu đã đề ra từ đầu năm?

Mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may đưa ra năm nay là khoảng 40-42 tỷ USD, nhưng theo tôi khả năng không đạt được. Tôi cho rằng giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD. Bỏi vì xuất khẩu dệt may của Quý I giảm không nhiều, Quý II cũng chưa nhiều, nhưng Quý III mới giảm nhiều. Quý III mới nặng, bởi đơn hàng khó quay lại vì các nước nhập khẩu thăm dò sức mua của thị trường mới đặt hàng; cái khó thứ hai là phần cung thiếu hụt, mình đang phụ thuộc Trung Quốc về vải, trong khi ở trong nước chưa sản xuất được một số loại vải. Trung Quốc hiện nay là thị trường sản xuất vải lớn nhất của thế giới thì đang có nhiều vấn đề nội tại trong nội bộ đất nước họ nên mình không thể biết hết được.

Khó khăn thứ ba vì dịch COVID-19 nên hệ thống cửa hàng, hệ thống phân phối cũng chưa mở cửa trở lại. Đấy là những khó khăn của ngành dệt may. Cho nên chẳng ai nói trước được điều gì, đặc biệt là đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng và diễn biến hết sức phức tạp. Tôi cho rằng tới đây, có bầu cử, Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà lên nắm quyền thì cũng vậy thôi, không có gì thay đổi nhiều. Cho nên ngành dệt may sẽ còn có nhiều áp lực.

Theo ông trước tình hình xuất khẩu dệt may giảm như dự đoán, giải pháp cần triển khai ngay lúc này là gì?

Hiệp hội đang xúc tiến họp với các Chi hội để nghe trực tiếp tiếng nói của từng hội viên ở dưới. Trong quá trình làm việc với các Chi hội trực thuộc, Hiệp hội cũng đưa ra các giải pháp để họ xúc tiến, triển khai các bước.

Thứ nhất là khuyến cáo với các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống trước đây sang một số mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Ví dụ veston bây giờ khả năng từ nay đến tháng 10-11 cũng chưa có đơn hàng; áo sơ mi các loại đang giảm khoảng 40%. Ngay cả như May 10 đến giờ mặt hàng sơ mi cũng giảm tới 40%. Do đó, doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh sang các mặt hàng dù có cấu trúc phức tạp hơn ví dụ như quần áo bảo hộ lao động. Các nước bây giờ họ đang cần loại quần áo này cho các công xưởng, cho các nhà máy, cho ngành y tế.

Thứ hai, phải giải quyết căn cơ nhất là xây dựng chuỗi kết nối sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là vấn đề cấp bách cho ngành dệt may, vì nó liên quan đến việc phát triển bền vững của ngành. Không phải chỉ cho thời gian sau dịch COVID-19 mà còn cả cho dài hạn sau này.

Thứ ba, khuyến khích hàng loạt chủ đầu tư để làm sao họ triển khai các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp liên quan quy hoạch vùng dù đã báo cáo Chính phủ nhưng Hiệp hội thời gian qua cũng đã làm việc với mốt số chủ đầu tư để đầu tư các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt may.

Thứ 4, cần sớm mở cửa để cho các nhà đầu tư từ bên ngoài vào. Bởi vì trong đại dịch, thiết bị đầu tư rẻ, giá xây dựng rẻ. Nói chung, việc đầu tư xây dựng nhàm áy dệt may lúc này đang rất rẻ. Cơ hội đầu tư lúc này là tốt nhất. Và đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực cho Trung Quốc thì sẽ tạo ra động lực cho chúng ta để thu hút các nhà đầu tư dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam.

Chính phủ nên sớm mở cửa cho các nhà đầu tư, các chuyên gia họ vào. Cái này Chính phủ phải đưa ra giải pháp ngay vì bây giờ tại nhiều địa phương nhập máy móc của các hãng, phần cứng lắp rồi chứ phần mềm phải chuyên gia nước ngoài vào mới lắp được. Bây giờ máy lắp rồi nhưng không chạy được vì thiếu chuyên gia. Do đó, cần sớm mở cửa cho một số chuyên gia đầu ngành vào. Đây là giải pháp cần có định hướng của Chính phủ để giải quyết tính ổn định cho ngành, vì hiện nay nhiều nhà máy đang bị vướng. Ngay cả các đơn hàng đã sản xuất rồi, các chuyên gia nước ngoài chưa vào được nên chưa thể kiểm tra được hàng, mà người mua họ yêu cầu bắt buộc phải có đội ngũ chuyên gia kiểm hàng tin cậy, kiểm tra đánh giá chất lượng thọ mới cho xuất.

Thứ 5 các cơ chế chính sách của nhà nước cần nhất quán và tạo thuận lợi để ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định, cần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay của toàn ngành, tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Xin cảm ơn ông!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả