24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Thúy Hằng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chủ tịch FPT: Tỷ lệ 'nhiễm bệnh' của doanh nghiệp đã lên tới 90%

Lãnh đạo Tập đoàn FPT cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị những "mũi tiêm" là các bộ giải pháp số hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp theo từng giai đoạn, nhằm chống đỡ trước những nguy cơ mà dịch bệnh đã tạo.

Covid-19 với những biến thể mới đảo ngược mọi giả định, dự báo về diễn biến dịch bệnh. Số ca nhiễm, số ca tử vong tiếp tục tăng trở lại, ngay cả đối với những quốc gia đang có kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế.

Hơn 200 triệu người nhiễm bệnh tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang diễn ra trên phạm vi 62 tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy người dân, doanh nghiệp đứng trước những tổn thất lớn.

Theo thông tin từ Cổng Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 là 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Việt Nam, chúng ta từng từng hy vọng với bối cảnh đặc biệt và quyết tâm chống dịch như chống giặc có thể hạn chế/kiểm soát dịch và sớm quay lại bình thường. Hiện tại, dịch bệnh đang bùng phát lại tại TP. HCM và nhiều tỉnh thành. Chúng ta đã phải thực hiện nghiêm khắc các chỉ thị giãn cách xã hội để chống dịch.

Nhìn sang doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng giống một thực thể sống, doanh nghiệp cũng nhiễm bệnh, trở nặng và phá sản, chỉ có điều khác biệt nhất ở tỷ lệ.

"Tỷ lệ tử vong trên tỷ lệ nhiễm Covid-19 của người dân tại Việt Nam rơi vào khoảng 2%. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm bệnh của doanh nghiệp là 90%, chưa kể tỷ lệ tử vong và phá sản là khoảng 10%, cao hơn rất nhiều lần. Và điều này sẽ để lại hậu quả lâu dài cho nền kinh tế quốc gia", ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ.

Trước khi bàn về cách mạng công nghệ 4.0 hay chuyển đổi số, có thể khẳng định, thế giới đã đổi thay và không bao giờ quay lại. Nhưng điều không ngờ là đại dịch Covid-19 xuất hiện và khiến mọi chuyện biến đổi còn mạnh hơn cả ý chí của con người.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo FPT cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị những "mũi tiêm" là các bộ giải pháp số hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp theo từng giai đoạn, nhằm chống đỡ trước những nguy cơ mà dịch bệnh đã tạo.

Khảo sát nhanh gần 400 doanh nghiệp do FPT tiến hành cho thấy, 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện là: Năng suất suy giảm khi làm việc từ xa (43%); Ùn ứ giấy tờ, hợp đồng khi làm việc từ xa (20%) và Gián đoạn liên lạc, trao đổi công việc (13%).

Để giải quyết những khó khăn này, có tới 94% doanh nghiệp khẳng định sẵn sàng đầu tư cho việc số hóa các hoạt động như quản lý nhân sự, văn phòng không giấy tờ.

Vì vậy, FPT đưa ra "mũi tiêm" đầu tiên tập trung vào các vấn đề cốt yếu nhất của doanh nghiệp khi khôngthể đến văn phòng làm việc, không thể gặp gỡ trực tiếp khách hàng cũng như không kiểm soát được hiệu quả công việc.

Gói giải pháp số FPT eCovax giúp cácnhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể điều hành doanh nghiệp liên tục, thông suốt. Và không dừng ở đó,các giải pháp số này sẽ giúp doanh nghiệp tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn trong bình thường mới, duy trì kháng thể chodoanh nghiệp lâu dài.

Bên cạnh đó, một vấn đề cũng được ông Trương Gia Bình lưu tâm, đó là nhiều doanh nghiệp đang cạn vốn trong thời khủng hoảng. Khách hàng không có, có thì khó trả tiền mà trả tiền cũng không đủ để nuôi quân, duy trì sản xuất. Đơn hàng không được giao, chậm thanh toán.

Chủ tịch FPT: Tỷ lệ 'nhiễm bệnh' của doanh nghiệp đã lên tới 90%
​Nhiều doanh nghiệp đang cần những liều vaccine số​

"Vấn đề nguồn vốn cũng giống như oxi cấp dưỡng cho cơ thể. Trong điều trị F0, quan trọng nhất là đo nồng độ oxi trong máu. Với doanh nghiệp, nồng độ oxi đó chính là vốn", lãnh đạo FPT nêu quan điểm.

Ông Trương Gia Bình thông tin, hiện Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban IV) đang đề xuất để có biện pháp bảo vệ người lao động. Bởi còn lao động thì doanh nghiệp còn, mất lao động thì doanh nghiệp mất.

Để bảo vệ người lao động, đó không chỉ là chuyện về sinh mạng, mà còn là sinh kế. Do đó, cần có các gói hỗ trợ, bảo vệ sinh kế, đồng thời đề xuất chính phủ và chính quyền các cấp có thể đứng ra bảo lãnh để các ngân hàng thương mại chi trả chi phí cố định, điện nước cho doanh nghiệp.

Vượt qua đại dịch, doanh nghiệp sẽ có khả năng trả đủ cho ngân hàng, nếu không vượt qua được, tỷ lệ đó cũng rất rất nhỏ, và vẫn đảm bảo nền kinh tế khoẻ mạnh.

"Tôi tin rằng bình thường mới trong tương lai, ngay cả thời kỳ khi Covid-19 qua đi thì các giải pháp số vẫn giúp các doanh nghiệp tiến bộ hơn, mạnh mẽ hơn, duy trì kháng thể cho doanh nghiệp lâu dài, trừ khi có giải pháp hiện đại hơn nữa", Chủ tịch FPT chia sẻ.

Ông nhấn mạnh, đối với các doanh nghiệp, mỗi ngày đều rất quan trọng. Nên không nhất thiết doanh nghiệp cần giải quyết tất cả vấn đề trong giai đoạn dịch bệnh, mà cần tư duy "cuốn chiếu" - có thể giải quyết được vấn đề nào thì doanh nghiệp phải giải quyết ngay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả